Chàm sữa và mụn sữa (hay còn gọi là kê sữa) là bệnh ngoài da thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Đây là 2 bệnh hoàn toàn khác nhau tuy nhiên có nhiều mẹ lại hay nhầm lẫn dẫn đến việc điều trị sai cách.
Do vậy, wikimamy xin đưa ra một số điểm để các mẹ dễ phân biệt và tìm đúng phương pháp điều trị phù hợp cho bé nhà mình nhé.
Sự giống nhau giữa chàm sữa và mụn sữa:
Do chàm sữa và mụn sữa lúc bắt đầu khởi phát thường ở trên mặt, đặc biệt là 2 bên má của trẻ. Các mụn nhỏ li ti, có thể mọc thành đám.
Chỉ cần dấu hiệu này thì cũng nhiều mẹ sẽ lầm tưởng và đánh đồng giữa 2 bệnh này. Nhưng thực sự chúng có nhiều điểm khác nhau mà chỉ cần để ý chút thì các mẹ sẽ phân biệt được dễ dàng.
Sự khác nhau giữa chàm sữa và mụn sữa
Chàm sữa và mụn sữa đọc qua thì nó đã khác nhau (mụn – chàm). Vậy để phân biệt chính xác giữa chúng, cần đánh giá từng bệnh như sau:
Trường hợp bé bị chàm sữa:
Chàm sữa hay (lác sữa) sẽ bị theo những giai đoạn khác nhau.
Xem thêm các giai đoạn phát triển của chàm sữa cụ thể TẠI ĐÂY
Biểu hiện bên ngoài như: Các nốt mẩn nhỏ li ti sẽ hơi đỏ, sưng nề, xuất hiện mụn nước, có xu hướng lan rộng và mọc thành từng đám. Cảm giác khô sần, ngứa làm trẻ quấy khóc, khó chịu và luôn muốn gãi.
Nếu không xử lý kịp thời thì chàm sữa sẽ lan rộng, sưng đau, mụn nước sẽ vỡ ra tiết dịch vàng, gây lây lan bội nhiễm nghiêm trọng.
Trường hợp bé bị mụn sữa:
Mụn sữa: Thường sẽ không có tình trạng sưng hay đau ngứa như chàm sữa.
Biểu hiện bên ngoài của mụn sữa là: Các mụn nhỏ li ti xuất hiện trên bề mặt da bé, nhưng có màu trắng nhìn kĩ thấy nhân nhỏ như mụn cá, hạt gạo, hơi cứng. Có người gọi là mụn trứng cá ở trẻ sơ sinh. Mụn lành tính và ít lây lan. Không cần dùng bất kì loại thuốc nào mà sẽ tự hết.
Lưu ý: Có một số bé bị mụn sữa viêm đỏ, tức là mụn nhân trắng có dấu hiệu đỏ viêm, hơi đau ngứa và có khả năng lây lan. Trường hợp này thì mẹ nên dùng thuốc bôi cho bé để ức chế sự phát triển, tránh để lâu dẫn đến viêm da.
Nguyên nhân dẫn đến chàm sữa và mụn sữa
Đối với chàm sữa
Nguyên nhân gây ra là do:
- Di truyền: Nếu trong gia đình có ông bà, bố mẹ có tiền sử bị các bệnh viêm da, hắc lào, mề đay… thì khả năng bé bị chàm sữa sẽ cao hơn các bé khác.
- Môi trường, khí hậu, thời tiết hanh khô, lúc độ ẩm quá cao hay quá thấp cũng dễ dẫn đến chàm sữa theo mùa.
- Dị ứng: Do tiếp xúc với xà bông, chất tẩy rửa, kem bôi ngoài da hay mặc đồ quá nóng, mồ hôi ứ đọng lâu trên da. Dị ứng với khói bụi, phấn hoa, lông vật nuôi( chó, mèo…), khói thuốc lá…
- Dị ứng các loại thực phẩm như: Trứng, đậu nành, hải sản, sữa bò, đậu phộng, thịt gà… khi bé ăn hoặc qua sữa mẹ.
- Tâm lý mệt mỏi, căng thẳng, mọc răng hay thiếu ngủ.
- Rối loại chức năng tiêu hóa, nội tiết và thần kinh… khiến trẻ biếng ăn làm suy giảm hệ miễn dịch. Cũng là nguyên nhân dẫn đến chàm sữa.
Đối với mụn sữa
- Do dùng thuốc: Có thể do bé bị bệnh và trực tiếp dùng thuốc hoặc trong thời kì mang thai mẹ dùng thuốc làm tác dụng phụ của thuốc tác động lên, gây ra mụn sữa.
- Do bé uống sữa công thức bị dị ứng với chất albumin, là một lượng đạm có nhiều trong sữa công thức.
- Bé ăn đồ có chất dị ứng hay mẹ ăn đồ cay nóng rồi bé bú thông qua sữa cũng sẽ kích thích mọc mụn sữa.
- Do các tuyến dầu, tuyến bã nhờn bị tắc lại và lưu lại trên da bé.
- Do các keratin( tế bào da chết) làm tắc nghẽn các ống dẫn mồ hôi, rồi bị kẹt vào trong da dẫn đến mụn sữa.
Cách điều trị chàm sữa và mụn sữa đơn giản
Chàm sữa: Thường khó khỏi và dễ bị tái lại, nếu không dùng thuốc can thiệp kịp thời. Vì vậy, cần dùng thuốc đặc trị để ngăn ngừa, ức chế sự phát triển của bệnh.
Hiện nay, thuốc mỡ Minh Hùng được đánh giá cao trong việc điều trị bệnh chàm sữa cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Thuốc an toàn, hiệu quả và đặc biệt là không tái phát sau khi khỏi bệnh.
Cha mẹ có thể tìm hiểu thuốc mỡ Minh Hùng qua:
Hoặc liên hệ nhà thuốc qua Massenger chat để được tư vấn, tư vấn, thăm khám và điều trị kịp thời.
Dưới đây là phản hồi của 1 mẹ vừa mới gửi cho wikimamy khoảng 1 giờ trước
Mụn sữa: Mụn sữa do không đau, ngứa nên cũng không ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt, không cần dùng thuốc, mụn sữa sẽ tự hết trong vòng 1- 3 tháng.
Nếu trường hợp bé bị mụn sữa viêm đỏ gây rát: thì bôi kem bôi da minh hùng (chỉ khỏi đỏ viêm). Hoặc nếu bạn muốn trị triệt để thì sử dụng vua da liễu (đông y trung quốc).
Trên đây là một số lưu ý và phân biệt giữa chàm sữa và mụn sữa. Hi vọng các mẹ có thể dễ dàng nhận biết được sự khác nhau của 2 bệnh để có giải pháp điều trị cho bé chính xác nhất.
Tác giả: Khánh Vy
Làm việc tại: @Wikimamy