Tẩy giun cho bé dưới 2 tuổi (24 tháng tuổi) như thế nào? loại thuốc nào tốt cho trẻ nhất?có nên trị giun cho bé theo cách dân gian hay không?…là một số thắc mắc thường gặp ở hầu hết các bậc phụ huynh có con nhỏ.
Vì bé dưới 2 tuổi có hệ miễn dịch yếu đồng thời rất dễ nhạy cảm với các hoạt chất có trong thuốc. Nên cha mẹ phải tìm hiểu thật kĩ trước khi áp dụng cho bé.
Bé từ 0-24 tháng tuổi hay chơi nghịch, ngậm các đồ vật mà mẹ không kiểm soát được. Nên ở độ tuổi này trẻ là đối tượng rất dễ nhiễm giun sán và các loại ký sinh trùng nguy hại khác.
Dấu hiệu trẻ dưới 2 tuổi bị nhiễm giun
Việc tẩy giun cho bé dưới 2 tuổi là điều cấp bách và cần thiết. Vì nhiễm giun sán không chỉ làm cho bé thường xuyên táo bón, lười ăn, mất ngủ, quấy khóc, mệt mỏi, ngứa ngáy, khó chịu,… mà còn ảnh hưởng rất nhiều đến sự phát triển của bé.
Tình trạng nhiễm giun sán kéo dài có thể sẽ làm bé bị rối loạn tiêu hóa, suy dinh dưỡng, tắc ruột, viêm nhiễm đường tiết niệu,… Do đó cha mẹ cần theo dõi bé nếu có các triệu chứng sau thì nên tẩy giun cho con:
-Trẻ biếng ăn, giảm cân, xanh xao, thiếu máu, mất ngủ, suy dinh dưỡng, giảm khả năng tiếp thu,…Gặp những triệu chứng này thì khả năng bé bị nhiễm giun sán nguy hiểm( sán chó, giun đũa chó mèo,…) là rất lớn.
-Nếu con gặp phải tình trạng này, cha mẹ nên đưa bé đi bệnh viện để được các bác sĩ chuyên khoa thăm khám và điều trị.
Không được tự ý mua thuốc về tự tẩy giun cho bé. Đặc biệt tuyệt đối không được tẩy giun cho trẻ dưới 1 tuổi.
Việc dùng thuốc tẩy giun cho bé dưới 2 tuổi phải thật thận trọng và xem xét kỹ lưỡng. Tránh gặp trường hợp bé bị dị ứng hay gặp phải các tác dụng không mong muốn.
Một số loại thuốc tẩy giun cho bé dưới 2 tuổi mà cha mẹ có thể tham khảo
Các loại thuốc được đề xuất dưới đây đã được nhiều mẹ tin dùng, và giành riêng cho trẻ em dưới 2 tuổi.
Thuốc tẩy giun Combantrin Chocolate squares 24
Đây là loại thuốc được bào chế dưới dạng thanh socola, có vị ngọt nên bé khá thích, rất thích hợp với trẻ nhỏ. Loại thuốc này thường nhạy cảm với giun kim, giun tròn, giun móc cứng,…
Cơ chế hoạt động: Khi thuốc được đưa vào cơ thể sẽ làm tê liệt giun và khiến chúng không thể di chuyển được trong đường ruột do đó chúng sẽ bị đào thải ra bên ngoài cùng với phân.
Liều dùng: Đối với trẻ từ 1 – 5 tuổi có cân nặng từ 10 – 25kg: Dùng từ 1 – 2 miếng. Mỗi miếng tương đương 10kg.
Giá bán khoảng: 290.000 đồng/ hộp( 1 hộp 24 miếng).
Thuốc tẩy giun Fugacar
Đây là loại thuốc thường được sử dụng cho người lớn và trẻ trên 2 tuổi. Nhưng nếu bé từ 1-2 tuổi có triệu chứng bị giun kim, giun đũa, giun lươn, giun móc,…thì có thể sử dụng. Nhưng phải được sự thăm khám và chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.
Cơ chế hoạt động: Loại tẩy giun này sẽ gây ức chế hấp thu glucose ở giai đoạn trưởng thành, đồng thời sẽ làm giảm ATP cần thiết cho sự sinh trưởng và gây chết giun sán.
Liều dùng: 1 viên duy nhất (500mg)
Giá thành khoảng: 25.000 đồng/ hộp( 1 viên).
Hầu hết các loại thuốc tẩy giun đều được sử dụng cho trẻ từ 2 tuổi trở lên. Chỉ trong trường hợp thực sự cấp thiết, thì mới dùng cho trẻ từ 1– 2 tuổi.
Lưu ý: Cha mẹ nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng bất cứ loại thuốc nào cho trẻ để tránh rủi ro cũng như gặp các tác dụng phụ không mong muốn.
Tẩy giun sán cho bé dưới 2 tuổi bằng phương pháp dân gian
1. Ăn đu đủ
Cha mẹ cho trẻ ăn trực tiếp đu đủ chín hoặc bổ sung vào các món ăn thường ngày (canh đu đủ, súp đu đủ,…).
Việc bổ sung đu đủ vào khẩu phần ăn của bé sẽ kìm hãm sự sinh trưởng và phát triển của giun sán trong cơ thể.
Quả đu đủ có hàm lượng oxi hóa, khoáng chất và vitamin rất nhiều. Chúng có khả năng bảo vệ viêm mạc cũng như thúc đẩy hoạt động tiêu hóa rất tốt.
2. Ăn Cà rốt
Cà rốt có hàm lượng chất xơ cao. Cho trẻ ăn cà rốt sẽ có tác dụng nhuận tràng và ổn định chức năng tiêu hóa, sẽ làm giảm tình trạng tiêu chảy do nhiễm giun sán gây ra.
Đồng thời ăn cà rốt sẽ thúc đẩy sự phát triển và tăng cường hệ miễn dịch trong cơ thể.
Bởi giun sán xâm nhập vào cơ thể làm rối loạn đường ruột, dẫn đến tình trạng đầy hơi, tiêu chảy, táo bón.
Phụ Huynh có thể tham khảo bài thuốc kết hợp với cà rốt sau:
Chuẩn bị:
- 300ml nước
- 1 thìa cà phê mật ong nguyên chất( tránh dùng loại có phẩm màu, pha tạp sẽ làm rối loạn hệ tiêu hóa ở trẻ),
- 2 củ cà rốt vừa
- 1/4 thìa cà phê muối.
Cách làm: Sơ chế tất cả nguyên liệu sạch sẽ sau đó xay cà rốt với 300ml nước rồi vắt lấy nước bỏ bã.
Hòa cùng muối + mật ong và cho trẻ uống. Ngày 1-2 lần.
3. Tẩy giun bằng dầu dừa
Khi bị nhiễm giun sán hay kí sinh trùng, thì hậu môn của trẻ rất hay ngứa.
Đây chính là nguyên nhân do giun sán, đặc biệt là giun kim di chuyển xuống hậu môn đẻ trứng.
Để giảm tình trạng giun đẻ trứng, cha mẹ cần xoa một ít dầu dừa nguyên chất vào hậu môn của bé. Như vậy sẽ làm mất môi trường đẻ trứng ở giun, đồng thời làm giảm và ngăn chặn đáng kể số lượng giun được sinh ra .
Hoặc cha mẹ có thể cho bé uống 1 thìa nhỏ cà phê dầu dừa vào buổi sáng sẽ giúp cải thiện các triệu chứng ở đường tiêu hóa.
4. Uống nước rau sam
Cách làm: Lấy 50gr rau sam, rửa sạch, giã nát rồi chắt lấy nước cho bé uống.
Trong rau sam có chứa nhiều chất cần thiết như Omega 3, vitamin C, vitamin A, saponin,…đồng thời rau sam có khả năng điều hòa nhu động ruột và giảm thiểu đáng kể trình trạng tiêu chảy.
5. Rửa hậu môn bằng nước tỏi để diệt trứng giun kim
Tỏi có đặc tính kháng sinh và sát trùng mạnh. Dùng tỏi rửa hậu môn cho trẻ có thể giảm ngứa ngáy và hạn chế tình trạng giun kim đẻ trứng ở khu vực này.
Cách làm: Bóc 2 củ tỏi rồi giã nát sau đó ngâm với khoảng 50 ml nước đun sôi để nguội trong 1-2 giờ.
Sau đó lọc lấy nước, bỏ bã( có thể trộn thêm 1 lòng đỏ trứng gà và khuấy đều).
Dùng hỗn hợp này rửa hậu môn liên tục cho bé trong 3-5 ngày để ngăn ngừa và tiêu diệt trứng giun kim.
Lưu ý: Trước khi rửa cha mẹ nên vệ sinh hậu môn bé bằng nước muối pha loãng, sau đó mới áp dụng bài thuốc.
Những cách dân gian trên có thể có nhiều trẻ không thích hợp làm trẻ bị dị ứng hoặc gặp phải tình huống bất lợi nếu gặp phải trường hợp này nên ngưng áp dụng và nếu cần thiết thì nên đưa bé đi bệnh viện.
Xem thêm bé bị dị ứng, chàm sữa và cách điều trị tại https://wikimamy.com/be-bi-cham-sua/
Hoặc trước khi áp dụng nên trao đổi cụ thể kĩ lưỡng với bác sĩ chuyên khoa. Kể cả phương pháp dùng thuốc tẩy giun cho bé dưới 2 tuổi, cũng như phương pháp chữa trị giun sán theo cách dân gian.
Cha mẹ cần tẩy giun định kỳ 6 tháng/ lần để bảo vệ sức khỏe của trẻ, khi trẻ lớn hơn 2 tuổi.
Việc tẩy giun cho bé dưới 2 tuổi chỉ được thực hiện khi trẻ có các triệu chứng nghiêm trọng, cần thiết. Tuyệt đối không tự ý tẩy giun cho bé mà phải có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.
Khánh Vy-Wikimamy