Làm gì khi trẻ nói dối nguyên nhân | cách phải xử lý sao hay

làm gì khi trẻ nói dối

Làm gì khi trẻ nói dối nguyên nhân, cách xử lý, phạt trẻ hay nói dối ra sao để cho con trẻ không bị tái phạm nhiều lần? nuôi dạy trẻ quả thật là một hành trình “nan giải” đúng chất kiểu như Đường Tăng đi lấy kinh sợ 81 kiếp nạn, kiếp nạn này qua đi thì lại đến kiếp nạn khác.

làm gì khi trẻ nói dối
làm gì khi trẻ nói dối

Biết bao nhiêu tình huống khiến cha mẹ không biết xử lý ra sao, dù đã chuẩn bị tâm lý tốt vấn đề này, nhưng nhiều tình huống trẻ nói dối khiến nhiều bậc phụ huynh đang lo lắng.

Việc trẻ nói dối liên tục, nhiều bố mẹ thường tâm sự với nhau. Tại sao nhà không có ai nói dối mà con lại như vậy, quả là đau đầu với những vấn đề liên quan đến trẻ.

Làm thế nào để tránh những hậu quả nghiêm trọng, thì việc nói dối và điều nói dối nhiều có ảnh hưởng gì đến tính cách của trẻ sau này hay không. Hôm nay chúng ta sẽ cùng Wikimamy đi Tìm câu trả lời.

Nguyên nhân khiến trẻ nói dối

Chúng ta thường xuyên phán xét hoặc trừng phạt trẻ mà không chịu tìm hiểu nguyên nhân, khi phát hiện trẻ nói dối phụ huynh sẽ cảm thấy giật mình và tự hỏi không biết con trẻ học nói dối từ khi nào, từ đâu?.

Nguyên nhân dẫn đến việc bé nói dối
Nguyên nhân dẫn đến việc bé nói dối

Trong những tình huống này chúng ta hãy thật bình tĩnh tìm ra nguyên nhân và cách khắc phục hợp lý nhất.

Trong những trường hợp thì có 5 nguyên nhân khiến trẻ nói dối như sau:

 Thứ 1: Trẻ nói dối là giai đoạn phát triển bình thường theo hướng tự chủ. Theo các nghiên cứu bất kỳ đứa trẻ nào cũng trải qua giai đoạn phát triển như vậy.

Nhiều nghiên cứu cũng chỉ ra rằng trẻ nói dối là một biểu hiện cho thấy đứa trẻ đang lớn lên khỏe mạnh, và phát triển khả năng giao tiếp xã hội.

Tuy nhiên đó là việc không được khuyến khích, vì thế cha mẹ đừng quá lo lắng, mà cần giáo dục giúp trẻ hiểu được nói dối là không tốt, và có định hướng để trẻ phát triển.

Chúng ta cũng cần hiểu rằng khoảng 3 – 5 tuổi trẻ mới bắt đầu nhận thức chúng có thể nói sai sự thật. Và khi đó trẻ chưa nhận thức được hậu quả nghiêm trọng của việc nói dối.

Thứ 2: trẻ nói dối vì sợ mọi người la mắng cách phạt, vì vậy đa phần trẻ đều không muốn nói dối người khác. Tuy nhiên tự vệ là phản ứng bản năng của con người, trẻ nói dối như là một cách để tự vệ để bản thân tránh khỏi đó là phạt.

Trẻ nói dối vì chúng biết nếu nói thật thì cha mẹ lập tức sẽ mắng chửi hay dùng biện pháp mạnh để trừng phạt. Chính vì vậy chúng ta phải cần khéo léo và đưa ra biện pháp không để trẻ tái phạm.

Ví dụ: khi trẻ làm vỡ đồ đạc trong nhà vì sợ cha mẹ, Chúng nói dối và đổ thừa cho một người khác, trong suy nghĩ của trẻ chỉ có người xấu mới có những hành động xấu. Vì thế nếu lỡ làm việc gì đó không đúng thì việc đầu tiên mà chú nghĩ đến là nói dối để che dấu hành động xấu của mình. Nếu nói thật Mọi người sẽ cười chê đó là một số khác nói dối vì không muốn cha mẹ thất vọng.

Điều này cũng xuất phát từ việc bé rất yêu cha mẹ và chúng không bao giờ muốn cha mẹ buồn.

Nguyên nhân thứ 3: Trẻ nói dối vì bắt chước người khác, trẻ còn có khả năng bắt chước khá nhanh vì thế khi sống và tiếp xúc nhiều Người ở môi trường thường xuyên nói dối, thì trẻ sẽ bắt chước theo. Nếu trong gia đình bố mẹ thường xuyên nói dối thì đứa trẻ sẽ xem việc nói dối là điều bình thường và làm theo.

Ví dụ: Việc chúng ta hứa mua cho con đồ chơi Nếu chúng ngoan, hoặc nịnh chúng trong việc gì đó, nhưng rồi không làm, thì đó cũng là những lý do khiến trẻ nghĩ bố mẹ nói dối chúng.

Trẻ chưa thể lường trước được hậu quả nghiêm trọng của việc nói dối. Những đứa trẻ học cách nói dối thì chính người lớn chúng ta là tác nhân cho chúng.

Những lời nói dối của trẻ tưởng chừng như vô hại, nhưng nếu không có sự can thiệp hợp lý kịp thời có thể dẫn đến sự lệch lạc về tính cách sau này của trẻ.

Trẻ càng nhỏ chúng ta càng dễ can thiệp các hành vi của chúng, nếu kéo dài mọi sự kiểm soát đôi khi nằm ngoài tầm tay của chúng ta, lúc đấy mọi việc không chỉ còn nằm ở việc nói dối mà sẽ là lừa gạt, trộm cắp.

Thứ 4: Trẻ nói dối vì tưởng tượng, nếu trẻ đang gặp vấn đề này thì bạn cũng đừng quá lo lắng. Con của bạn không nói dối mà chỉ là tưởng tượng, đôi khi trẻ dễ nhầm lẫn giữa tưởng tượng và thực tế.

Ví dụ: Trẻ kể cho chúng ta nghe về những câu chuyện cổ tích mà ở đó có nàng công chúa, hay một nhân vật nào đó không có thực. Cha mẹ không nên quá nghiêm khắc, theo thời gian khi trẻ càng lớn thì những lời nói dối đó cũng sẽ tự động biến mất.

Thứ 5: Trẻ nói dối vì muốn gây sự chú ý của người khác, đôi khi bị trẻ muốn chứng tỏ mình là trung tâm và để đạt được điều này trẻ sử dụng cách nói dối để Người khác chú ý đến mình.

Ví dụ: Bên cạnh nhà mình có một em bé 4 tuổi có lần đối nghịch với chị gái và sau đấy kêu đau tay đến mức không thể nâng hoặc cầm bất kỳ thứ gì, gia đình thấy vậy cũng rất lo lắng và đưa đưa đi khám và kết quả thật bất ngờ là bé không bị làm sao với cánh tay cả. Cũng từ lúc đi khám về tự nhiên bé không còn kêu đau nữa và đưa vật gì cũng có thể cầm.

Phải công nhận là trẻ con có năng khiếu diễn xuất sắc hơn cả người lớn chúng ta và điều đó cho thấy những lời nói dối của trẻ xuất phát từ mong muốn được bố mẹ quan tâm và yêu thương nhiều hơn. Chứ không hề có mục đích xấu.

Có một số trường hợp chúng ta vẫn nói dối nhằm giảm tránh đau thương và nó không hẳn đã xấu. Tuy nhiên về lâu dài đối với một đứa trẻ việc nói dối nhiều, đặc biệt lời nói dối đó lặp lại sẽ để lại hậu quả nghiêm trọng ảnh hưởng đến tính cách sau này của trẻ.

Chính vì thế chúng ta không khuyến khích vấn đề đấy. Vậy chúng ta phải làm gì để trẻ thay đổi và không còn nói dối.

3 Cách xử lý hay, dạy trẻ không nói dối và làm gì khi trẻ nói dối

bình tĩnh khi xử lý, không chửi mắng con
bình tĩnh khi xử lý, không chửi mắng con

Thứ nhất: Chúng ta nên tìm hiểu nguyên nhân khiến trẻ nói dối, đa phần câu trả lời là sợ bố mẹ đánh mắng. Khi trẻ làm việc sai lập tức cha mẹ sẽ đưa ra vẻ mặt tức giận nóng nảy.

Đặc biệt đôi khi trong lúc tức giận có thể đánh chúng và cứ như vậy sẽ thành thói quen cho trẻ dấu đi sự thật.

Vì vậy khi xảy là những lỗi lầm khác, chúng sợ bị đòn, bị chửi, và bằng cách nào đó che giấu lỗi lầm của mình để thoát tội. Việc làm này cứ như thế tiếp diễn sẽ làm trẻ càng tồi tệ hơn.

=> Đừng sử dụng những lời lẽ nghiêm khắc để trừng phạt trẻ, hãy thử ngồi xổm xuống (sao cho đầu bằng trẻ, nhìn thẳng vao trẻ) hỏi nhẹ nhàng nguyên nhân và khuyên giải chúng.

Thứ 2: Cách xử lý của cha mẹ là hãy thật sự bình tĩnh, tìm rõ nguyên nhân và tùy từng trường hợp mà xử lý, khuyên giải chúng.

Khi Ta biết chúng sai, chúng rất rụt rè (quan sát môi, cách nói, tay, chân của trẻ), bởi vì chúng biết chúng có lỗi. Cha mẹ phải tỏ thái độ bình thường kiên nhẫn giải thích cho trẻ hiểu – tuy rằng trẻ phản kháng lại rất kịch liệt, nhưng Bạn vẫn cứ kiên nhẫn.

Tuy nhiên không nên buộc tội con cho dù chắc chắn chúng phạm lỗi, Vì nó có thể ảnh hưởng không tốt đến trẻ. Chúng ta phải thật cẩn trọng để cho trẻ nhận lỗi. Nhưng không thể bỏ qua hình phạt khi trẻ biết lỗi, hình phạt trực tiếp lặp lại và gián tiếp lặp lại

Ví dụ: Khi trẻ nghịch ngợm vứt đồ lung tung hay xả rác, chúng ta hãy cho trẻ cầm lên và đặt xuống nhiều lần, để cho trẻ biết là mình phải tự sửa chữa và chán hành động này (đó là hình phạt lặp lại).
Còn hình phạt gián tiếp là cho trẻ quét dọn vài ngày (hình phạt này đối với trẻ lớn), thông thường hình phạt này thường bị trẻ phản kháng lại rất tiêu cực với tính bướng bỉnh của chúng.

Vì vậy đối với trường hợp này chúng ta sẽ nói: con đã phạm lỗi nếu có muốn xin lỗi mà nói cho mẹ (cha) biết, con sẽ giải quyết hậu quả gây ra như thế nào thì con chỉ phải dọn nhà một ngày.

Như chúng ta thấy tình Thế bây giờ đã đảo ngược, đứa trẻ sẽ nhận lỗi mà không cần chúng ta phải ép buộc để nhận một hình phạt nhẹ hơn, giúp trẻ thoải mái hơn. Đây là cách chúng ta dạy con nói sự thật khi chúng làm điều gì đó sai.

Thứ 3: Có nhữn gia đình ảnh hưởng của môi trường giáo dục gia đình luôn là yếu tố quan trọng hàng đầu, muốn con bạn thành thật và không nói dối chúng ta phải là những người làm gương cho con luôn thành thật tôn trọng con.

Sống ở môi trường nào trẻ sẽ tiếp thu thích ứng với môi trường đấy ngay cả khi chúng ta không thể làm điều đã hứa.

Hãy xin lỗi con một cách chân thành nhất thay vì khất lần hay lẫn tránh vấn đề, điều quan trọng chính là bố mẹ nên chú ý quan sát con nhiều hơn hiểu con hơn, hãy hỏi con xem tại sao lại nói dối mà không thành thật, từ đó tạo sự gắn kết giữa bố mẹ và con cái.

Luôn quan tâm và yêu thương trẻ
Luôn quan tâm và yêu thương trẻ

Giáo dục gia đình là việc đầu tiên quan trọng nhất đối với sự trưởng thành của con, hãy để gia đình là cái nôi nuôi dưỡng tâm hồn và trí tuệ trẻ cách hoàn thiện nhất.

Cảm ơn các bạn đã quan tâm đến con trẻ, một tương lai của đất nước, vì một đất nước trung thực hơn.

Tác giả: Wikimamy
Nguồn: Kiến thức dạy trẻ

4 thoughts on “Làm gì khi trẻ nói dối nguyên nhân | cách phải xử lý sao hay

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *