Cách điều trị bệnh chốc( chốc lây, phỏng, loét) bằng thuốc bôi ngoài da

Cách điều trị bệnh chốc, chốc loét, phỏng

Bệnh chốc là bệnh nhiễm trùng ngoài da dưới dạng mụn nước hay mụn mủ. Chốc thường xuất hiện sau các bệnh như: Thủy đậu, viêm da, côn trùng đốt,… Tỷ lệ, bé trai mắc bệnh thường cao hơn bé gái. Ở người lớn nếu hệ miễn dịch kém cũng có khả năng bị bệnh.

Hiện nay có rất nhiều cách điều trị bệnh chốc bằng thuốc uống hay bôi ngoài da. Nhưng trong thời gian bị chốc, bệnh nhân cũng cần phải có chế độ ăn kiêng để đảm bảo nhanh khỏi và không tái phát.

dấu hiệu bệnh chốc và cách điều trị
Dấu hiệu bệnh chốc và cách điều trị

Chốc (tên tiếng anh là Impetigo) là bệnh ngoài da do nhiễm khuẩn. Các triệu chứng có thể gây ra như đau hoặc ngứa( không có triệu chứng sốt).

Nhận biết các loại bệnh chốc

Bệnh nhân cần nhận biết, nắm bắt được các loại bệnh chốc để có cách điều trị chính xác và hiệu quả. Bệnh chốc thường có các loại như:

-Chốc lây: Là loại gặp phổ biến nhất biến của chốc, không có bọng nước nhưng tiết ra các chất dịch và nhanh chóng lây lan ra các vị trí khác.

-Chốc chàm hóa (chốc bọng nước): Trường hợp này là do chốc tái đi tái lại, dai dẳng, khó khỏi, thường xuất hiện ở trẻ em trên 2 tuổi, dịch chứa trong bọng nước, sau khi vỡ ra sẽ tạo thành mảng có màu vàng nâu.

-Chốc loét: Loại này thường hay gặp ở trẻ em, người già, người suy dinh dưỡng, người suy giảm miễn dịch, người bị nhiễm HIV/AIDS.

Khi bệnh chốc bị nặng chúng sẽ tiến sâu vào hạ bì gây viêm loét. Sau khi khỏi sẽ để lại sẹo tại vùng da bị bệnh.

Nguyên nhân gây ra bệnh chốc:

• Do tụ cầu vàng, liên cầu hoặc phối hợp cả hai loại gây ra. Hay tiền sử mắc các bệnh như thủy đậu, viêm da, hoặc côn trùng đốt…
• Do tiếp xúc với vi khuẩn gây bệnh chốc lở ( tiếp xúc với dịch rỉ, vết loét của người bị bệnh hay những vật dụng họ đã chạm vào – như quần áo, ga giường, khăn, đồ chơi…).

.

Biểu hiện của bệnh chốc.

-Bệnh chốc thường xuất hiện dưới dạng vết loét đỏ ( có bọng nước nông rồi chuyển sang bọng mủ).
-Các vết loét vỡ ra, rỉ dịch rồi lan xung quanh.
-Chỗ bị bệnh đóng vảy và hình thành lớp vỏ màu nâu mật ong.

Sau đó vảy khô và bong ra là khỏi. Thường không để lại sẹo.( chỗ bị chốc sẽ hơi hồng, hoặc thâm, sau 1 thời gian sẽ hết).

Bệnh chốc có dấu hiệu ngứa, rất muốn gãi, nhưng thường không bị sốt. ( Có thể có hạch viêm do phản ứng).

Vị trí thường gặp:

một số vị trí xuất hiện của chốc
một số vị trí xuất hiện của chốc

Bệnh thường xuất hiện ở đầu, mặt, cổ, mông đùi, tay, chân. Bệnh ít xuất hiện hơn ở bẹn hoặc nách.
(Nếu ở đầu thường là do chấy rận gây ra).

Biến chứng:

Bệnh chốc là bệnh thường không nguy hiểm. Các vết loét ở dạng nhiễm trùng nhẹ sau khi lành thì không để lại sẹo. Và cách điều trị bệnh chốc ngày nay cũng được đơn giản hơn.

Cách điều trị bệnh chốc bằng thuốc hiệu quả nhất

Sau khi đã vệ sinh sạch sẽ, khô thoáng vùng bị chốc bằng dung dịch nước muối sinh lý natri clorid 0,9%. Thì bôi thuốc lên chỗ bị chốc.

Thuốc bôi theo tây y: Dùng dung dịch có màu như milian hoặc castellani. Hoặc bôi kem/mỡ kháng sinh như Tyrothricin, Mupirocin, acid fucidic, xanh metylen…

Lưu ý: Những thuốc trên có chứa nhiều kháng sinh, nên việc sử dụng nó sẽ bị hạn chế. Nếu dùng khoảng 5-7 ngày mà bệnh không khỏi thì phải ngưng ngay.

Thuốc theo đông y: Hiện nay có nhiều trường hợp dùng thuốc theo tây y không khỏi, thì các bạn nên cân nhắc dùng thuốc mỡ thảo dược. Đa số bệnh nhân đã dùng và nhanh chóng khỏi bệnh chỉ sau 3-5 ngày.

Với cách điều trị bệnh chốc này thì đã được rất nhiều bệnh nhân đánh giá, phản hồi tích cực, do vậy người bệnh không nên căng thẳng lo lắng.

Liên hệ nhà thuốc theo số đt, zalo 0903 238 428 để được hỗ trợ kịp thời.

Một số phản hồi của chốc
Một số phản hồi của chốc

Chăm sóc bệnh nhân bị chốc – phòng chống chốc:

  • Dùng găng tay khi bôi thuốc và rửa tay bằng xà bông sát khuẩn sau khi bôi thuốc.
  • Cắt móng tay của người bị nhiễm chốc. Hạn chế gãi để tránh lan và biến chứng thành chàm hóa.
  • Thường xuyên rửa bằng xà bông sát khuẩn.
  • Sau khi bôi thuốc tránh tiếp xúc gần gũi với người khỏe ít nhất 24-48h, để tránh lây cho người khác.

₋ Giặt giũ quần áo, ga giường, khăn mặt, khăn tắm, chậu tắm, đồ chơi, cốc uống, bát đũa của bệnh nhân hàng ngày bằng xà phòng hoặc nước sát khuẩn.

Lưu ý: Tuyệt đối không được dùng chung đồ với bất kì ai trong gia đình.

Cách Phòng bệnh

  • Luôn vệ sinh cá nhân, tắm rửa sạch sẽ, giặt giũ quần áo hàng ngày.
  • Môi trường sống luôn khô thoáng, sạch sẽ, tránh ẩm ướt, thiếu ánh sáng.
  • Nếu bị côn trùng đốt, hay bị thương, trầy xước thì nên rửa ngay lập tức.
  • Hạn chế tiếp xúc với người bệnh hết mức có thể.

Trên đây wikimamy đã nêu rõ từ biểu hiện, nguyên nhân cho đến cách điều trị bệnh chốc và phòng bệnh. Hy vọng sẽ giúp được nhiều người đặc biệt là các gia đình đang có con bị bệnh.

Xem thêm:
Hiểu biết thực sự về bệnh zona thần kinh
Lý do mụn chữa mãi không khỏi

Tác giả: Khánh Vy
Làm việc tại: @Wikimamy

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *