Bệnh hăm tã và cách điều trị nhanh nhất tại nhà cho trẻ

Bệnh hăm tã và cách điều trị

Khi có dấu hiệu hăm tã ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, phải làm như thế nào để khỏi nhanh hiệu quả nhất.

Wikimamy sẽ đề cập đến 2 cách chữa hăm tã đơn giản, nhanh chóng mà hiệu quả tại nhà. Những cách làm này đã được trải nghiệm và áp dụng rất thành công.

Bệnh hăm tã ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ
Bệnh hăm ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

Hăm là bệnh ngoài da thường xuất hiện ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Vị trí dễ bị hăm thường là những vùng da có nhiều ngấn, nếp gấp như: bẹn (háng), vùng kín, nách, cổ, sau cánh tai, ngấn tay, chân,…

Bệnh Hăm tai và hăm cổ
Bệnh viêm kẽ tai và viêm hăm cổ

Nhưng ở bài viết này wikimamy xin được đề cập đến bệnh hăm tã. Đây là bệnh hăm phổ biến thường gặp nhiều ở trẻ.

Hăm tã là gì và Nguyên nhân dẫn đến hăm tã

Hăm tã (còn được gọi là viêm da tã lót) là hiện tượng viêm da, nổi ban đỏ, kích ứng tại vùng da đóng bỉm.

Nguyên nhân dẫn đến hăm tã

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh hăm tã ở trẻ em, bao gồm nguyên nhân do tác động bên ngoài và nguyên nhân do tác động bên trong.

Nguyên nhân do tác động bên ngoài như:

  • Da trẻ bị chà xát với tã lót, bỉm
  • Dị ứng với chất liệu làm tã, hóa chất tạo mùi thơm có trong tả
  • Sử dụng khăn giấy ướt chứa cồn để lau, vệ sinh cho trẻ
  • Cho trẻ mặc bỉm quá lâu
  • Không lau khô sau khi tắm cho trẻ.

Khi trẻ mặc bỉm đầy ướt dính nước tiểu hoặc phân quá lâu thì:

Nước tiểu ngấm trong bỉm làm ẩm ướt, tạo điều kiện thuận lợi để vi khuẩn xuất hiện. Hiện tượng này sẽ sản sinh ra các chất hoá học (như urease) làm tăng pH tại vùng da đóng bỉm.

Khi bỉm bị dính phân để lâu không thay, sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn trong phân xuất hiện, chúng kết hợp với các chất men tiêu hoá (như protease, lipase) có trong phân tấn công lớp da non nớt, khiến vùng da đóng bỉm của trẻ bị tổn thương.

Nguyên nhân do tác động bên trong

  • Do tuyến bài tiết của bé (mồ hôi, da có chất nhờn …)
  • Do bé uống sữa công thức quá nhiều (làm đào thải chất qua da)
  • Do bé bị tiêu chảy kéo dài, bé dùng thuốc kháng sinh
  • Do bé bị nhiễm khuẩn hoặc nấm.
  • Do bé ra mồ hôi nhiều khi ngủ hoặc khi chơi mà không kịp thời lau thấm.

Các giai đoạn, cấp độ hăm tã:

  • Giai đoạn 1: Xuất hiện các nốt mẩn màu đỏ nhẹ nằm rải rác trên vùng da đóng bỉm của trẻ. Ở giai đoạn này da bé vẫn khô ráo, diện tích xuất hiện nhỏ, nên thường ít được để ý. Có thể tự khỏi nếu cha mẹ biết cách chăm sóc.
  • Giai đoạn 2: Những nốt mẩn đỏ nhẹ này sẽ trở nên đậm màu và lan rộng dày đặc hơn.
  • Giai đoạn 3: Vùng da bị tổn thương nề, dát có mụn nước, sẩn đỏ li ti.
  • Giai đoạn 4: Triệu chứng sưng, phù nề lan rộng, mụn nước vỡ rỉ dịch, lỡ loét, sau đó đóng vảy ẩm ướt. Làm trẻ khó chịu, quấy khóc, nhiều trường hợp nặng bé có thể bị sốt, mệt, li bì, nổi hạch,…

Cách phòng để trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ không bị hăm tã

  • Luôn kiểm tra tã bỉm của bé, để chắc chắn rằng nó luôn sạch sẽ, khô thoáng, tránh để lâu ẩm ướt.
  • Sau khi thay bỉm tã cho bé cần vệ sinh sạch sẽ và lau khô vùng da mặc tã. Nên dùng khăn bông mềm, thấm nhẹ nhàng cho khô. Tránh dùng khăn ướt có chứa cồn, mùi thơm.
  • Giữ da trẻ khô thoáng và không chà sát da trẻ, để phòng ngừa tác nhân gây ra bệnh hăm tã
  • Mặc tã lỏng cho bé dễ chịu nhằm hạn chế cọ sát, trầy xước và phải luôn được thông thoáng, tránh cọ sát, trầy xước. Sử dụng các loại tã bỉm có xuất xứ rõ ràng, an toàn và chất lượng.

Cách chữa trị hăm tã cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ tại nhà

Khi bé bị hăm tã thì cha mẹ cần phải nhanh chóng có biện pháp kịp thời xử lý.Tránh để bé bị nặng, hăm viêm thì việc chữa trị sẽ rất vất vả. Dưới đây là cách điều trị bệnh hăm tã mà có rất nhiều mẹ đã từng trãi nghiệm và thành công.

Dân gian: Vệ sinh vùng bị hăm cho trẻ bằng lá khế, lá trầu không hoặc lá chè xanh.
Cách làm: Chỉ cần lấy 1 nắm lá khế, lá trầu không hoặc chè xanh ( lấy 1 trong 3 lá này) rửa sạch. Sau đó nấu với nước cho sôi, chắt lấy nước cốt đặc, rồi rửa cho bé ngày 2-3 lần. Rửa trong vài ngày.

Nếu sử dụng các cách dân gian trên hoặc cách nào khác mà vẫn không khỏi hăm tã cho bé, thì chắc chắn là bệnh hăm tã thông thường đã bị nấm xâm nhập thành hăm viêm.

Gặp trường hợp trên thì Wikimamy khuyên cha mẹ cần phải dùng thuốc đặc trị cho bé để tránh bị viêm loét nặng hơn.

Có nhiều loại thuốc trị hăm trên thị trường, nhưng thuốc mỡ thảo dược của nhà thuốc Minh Hùng được nhiều mẹ đánh giá an toàn và hiệu quả nhanh chóng.

Thuốc có thành phần chủ yếu là mỡ trăn cùng các thảo dược tự nhiên lành tính, tuyệt đối an toàn cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.

Thuốc có tác dụng rất hiệu quả trong vòng 3-5 ngày sử dụng.

Một số phản hồi các mẹ có thể tham khảo tại đây:

Liên hệ tại nhà thuốc Minh Hùng để chữa bệnh ngoài da hoặc bệnh hăm tã cho Bé.

Xem thêm: Thuốc chữa hăm tã tại bắc kanj

Tác giả: Khánh Vy
Làm việc tại: @Wikimamy

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *