PHÙ NỀ KHI MANG THAI

Sau khi mang thai thân thể chân tay mặt mũi đều nặng ra gọi là bệnh phù nề khi mang thai, đông y gọi là “Tử thùng”. Bệnh phù nề khi mang thai, phần lớn sinh ra ở giai đoạn cuối. Căn cứ vào mức độ phù nề có thế chia làm 3 loại: nhẹ, vừa, nặng.

Bệnh phù nề khi mang thai
Bệnh phù nề khi mang thai

Loại nhẹ bắp chân và bàn chân sưng rõ rệt, sau khi nghỉ ngơi có thể khỏi.

Loại vừa có thể sưng tới đùi và bộ phận sinh dục ngoài, có khi bụng cũng sưng Loại nặng: Toàn thân phù thũng, thậm chí có cả bóng nước.

Nguyên nhân gây ra phù nề trong thai kỳ

Những chứng phù chân, tay khi mang thai cũng là một trong những triệu chứng bình thường, nguyên nhân xảy ra hiện tượng này có thể do:

Trọng lượng của thai nhi: Khi có bầu người mẹ phải chịu thêm một trọng lượng nào đó của thai nhi, trọng lượng càng lớn làm dồn nén lên các tĩnh mạch càng tăng, khiến cho việc lưu thông máu gặp khó khăn, nhất là ở vị trí từ mắt cá chân đến bàn chân, dẫn đến tình trạng phù nề.

Do cơ thể: Khi có thai, như một hệ thống có lập trình trước, cơ thể bà bầu sẽ sản xuất thêm máu, chất lỏng, lượng đường, dịch, … nhiều hơn so với bình thường để nuôi dưỡng thai nhi, vì vậy chuyện phù nề khi mang thai là đều không tránh khỏi.

Do sự điều tiết hormone: Khi hoermone trong cơ thể bà bầu thay đổi dẫn đến tình trạng thành mạch máu mềm lại làm cho sự lưu thông máu khó khăn hơn, máu dồn xuống chân thì dễ nhưng đi ngược về tim lại khó khăn, dẫn đến phù nề ở chân.

Tư thế gác chân 10 phút mỗi ngày
Tư thế gác chân 10 phút mỗi ngày

Chính vì thế một số bà bầu chọn cách nằm với tư thế chân cao hơn mình để làm giảm áp lực máu xuống chân.

Nội dung điều trị bệnh phù nề khi mang thai tại nhà

1. Người bị bệnh phù nề nặng khi mang thai cần phải nghỉ nằm trên giường. Người bị phù nề 2 chân, khi nằm ngủ phải kê cao hai chân.

2. Chú ý nghỉ ngơi và giữ ấm tránh làm việc mệt mỏi.

3. Nên ăn ít muối hoặc không có muối, ăn ít các loại bánh có bột nở và baze. Nên ăn những loại thực phẩm lợi tiểu tiêu thũng như bí đao, đậu đỏ, ý dĩ, biến đậu, ngô, dưa hấu, lươn, cá chép, cá quả…

4. Ít ăn những loại thực phẩm sống, lạnh, dầu mỡ khó tiêu hóa. đề phòng tì vị bị tổn thương làm tích tụ nước.

5. Tâm tình thoải mái, không nên căng thẳng sợ hãi.

6. Nếu người bệnh phù nề khi mang thai vì khí không lưu thông được (ấn chỗ sưng, ấn đến đâu nói đến đấy), có thể hoạt động vừa phải để khí huyết lưu thông.

7. Tuy đông y đã có nguyên tắc “hữu nhân vô tổn” nhưng những loại thuốc lợi tiểu hoạt thai cũng phải tùy tình hình mà sử dụng, khỏi bệnh là thôi.

8. Lợi tiểu tiêu thũng cùng không nên quá nhiều, điều trị bằng ăn uống trước. điều trị bên ngoài sau. Nếu không có hiệu quả mới dùng phương thuốc điều trị bên trong.

Phương pháp điều trị bệnh phù nề khi mang thai

Phương pháp điều trị phù nề khi mang thai
Phương pháp điều trị phù nề khi mang thai

Phương thuốc hiệu nghiệm:

1. Râu ngô 30 gam (hoặc ruột cây ngô 50 gam) sắc uống, ngày 2 lần.

2. Vỏ bí đao 30 gam, đậu đỏ 30 gam, trần bì 6 gam, mật ong 50 gam, sắc uống, ngày 2 lần.

3. Bạch truật ung tám 5 gam, phục linh 30 gam, đại phục bì 9 gam, vỏ gừng sông 5 gam, trần bì 6 gam, hán phòng kỷ 9 gam, sa nhân 3 gam (bỏ sau), trạch tả 12 gam, sắc uống, ngày 1 lần.

Dùng cho người tì hư (khẩu vị kém. ỉa chảy, thích nằm. ít nói).

4. Bạch truật 15 gam. bạch thược 12 gam, phục lính 15 gam, phụ tử 6 gam, gừng sống 5 gam, trần bì 6 gam, sắc uống, ngày 2 lần. Dùng cho người thận hư là chính (chân, tay lạnh, ấn vào cho sưng không có nốt ngón tay. đoàn hơi. tim đập nhanh, ù tai, choáng váng).

5. Cây tiên nữ 9 gam, chế hương phụ 12 gam, trần bì 6 gam, lá và cành tía tô mỗi thứ 6 gam, ô dược 6 gam, bạch truật 12 gam, đu đủ 10 gam, sắc uống, ngày 2 lần. Dùng cho người khí trệ là chính (thân thể chân tay có cảm giác nặng nề, ấn xoang lại nổi lên, tức ngực, sưng từ chân trước).

Phương pháp ăn uống cho người bị phù nề:

1. Cá diếc một con (khoảng 250 gam) một ít tỏi. Rửa sạch cá, cho tỏi vào, ít muối hoặc không muối, chưng cách thủy, ăn làm hai lần.

2. Cá chép, một con đậu đỏ 10 gam, trần bì 6 gam. Rửa sạch cá, đậu đỏ cho nước nấu chín rồi cho cá vào trần bì cùng nấu chín, ăn làm 2 lần, cách 1 ngày ăn một lần.

3. Ốc đồng 150 gam, tỏi 25 gam, rửa sạch ốc, cùng nấu với tỏi, nấu chín ăn một lần.

4. Cá quả, một con (khoảng 500 gam), bí đao 500 gam, rửa sạch, không cho muối, nấu chín ăn làm 2 lần.

5. Gạo tẻ 50 gam. ý dĩ 30 gam, đại táo 15 quả. quế 3 gam, nấu cháo ăn, cách một ngày ăn 1 lần.

Điều trị bên ngoài bệnh phù nề khi mang thai:

1. Vỏ thông 100 – 300 gam. Cho nước đun một lát, dội nước nóng hơn da một chút, rửa chỗ sưng, ngày 2 – 3 lần. Người sưng chân còn có thể ngâm thuốc.

2. Bạch truật 6 gam, sa nhân 2 gam, xa tiền tử 10 gam, rễ cỏ tranh 10 gam. Ba vị tước nghiền thành bột, rễ cỏ tranh lấy nước hòa với thuốc bột đắp vào rốn, dùng ni lông và băng dính cố định lại, dùng cho người tì hư là chính.

Những việc cần lưu ý cho phụ nữ có thai bị phù nề

1. Đừng nhầm do khí trệ mà sưng thành phù nề để uống thuốc lợi thấp, như vậy sẽ có hại.

2. Nếu phù nề nghiêm trọng lại thêm các triệu chứng như đau đầu, chóng mặt, trong lòng bứt rứt, huyết áp tăng lên, nước tiểu nhiều bọt (phần lớn là chứng đái anbumin), đó là điềm báo trước bệnh phụ sản sẽ nghiêm trọng, phải lập tức đưa đi bệnh viện khám và điều trị.

3. Nếu có thai sau 7 – 8 tháng, mà chỉ có chân phù nề, nghỉ vài ngày sẽ khỏi, không có triệu chứng gì, đó là hiện tượng thường thấy trong thời kỳ cuối của người có thai không cần phải điều trị, sinh nở xong sẽ khỏi.

4. Không ngồi hoặc đứng lâu tại chỗ trong thời gian dài, không mặc quần áo chật.

Trên đây là một số phương pháp điều trị bệnh phù nề khi mang thai tại nhà, hy vọng nó sẽ giúp ích cho nhiều Người sắp làm mẹ. Chúc cho những ai đang mang thai mẹ tròn con vuông.

Xem thêm
Bệnh huyết áp cao khi có thai

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *