Viêm ống dẫn trứng là một trong những bệnh ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng sinh sản của nữ giới. Khi cơ thể xuất hiện các biểu hiện như ra khí hư bất thường, chu kì kinh nguyệt không đều, đau bụng và đau thắt lưng thì bạn nên sớm đi khám phụ khoa vì bạn có nguy cơ cao bị mắc các bệnh viêm ống dẫn trứng.
Viêm ống dẫn trứng là căn bệnh cũng khiến nhiều chị em cảm thấy đau đầu và lo lắng. Tuy nhiên, hiện nay phần lớn nữ giới chưa có hiểu biết đầy đủ về căn bệnh này. Vì vậy các bác sĩ của phòng khám đa khoa Thiên Tâm sẽ đưa ra một số kiến thức giúp chị em tìm hiểu về bệnh viêm ống dẫn trứng.
1. Nguyên nhân viêm ống dẫn trứng
– Nhiễm trùng sau tiểu phẫu phụ khoa: trong quá trình thực hiên các tiểu phẫu các dụng cụ can thiệp không đảm bảo vô trùng vì vậy mà các vi khuẩn có thể dễ dàng xâm nhập vào gây viêm nhiễm. Ngoài ra, đó là ý thức của các bệnh nhân không chú ý vệ sinh vết thương sau tiểu phẫu khiến cho các vết thương vị viêm nhiễm.
– Không vệ sinh sạch sẽ trong chu kinh nguyệt cũng là một nguyên nhân dẫn đến viêm ống dẫn trứng.
Rất nhiều các nguyên nhân khách quan cũng như chủ quan dẫn đến bệnh này vì vậy mà mọi người luôn luôn phải đề phòng, cảnh giác cao độ để tránh bị mắc bệnh.
2. Biểu hiện của viêm ống dẫn trứng
– Hiện tượng thống kinh: tụ máu do khung chậu xung huyết, có hiện tượng đau bụng trước kì kinh 1 tuần và đau hơn khi xuất hiện kinh nguyệt.
– Rối loạn kinh nguyệt: kinh nguyệt xuất hiện không đều, máu kinh thay đổi… là những dấu hiệu của viêm ống dẫn trứng.
– Đau bụng: tùy vào cấp độ viêm mà biểu hiện đau bụng cũng khác nhau, thông thường là biểu hiện đau thắt lưng, đau bụng có khi lan xuống bàng quang, trực tràng gây ra tiểu dắt, tiểu gấp…
– Khả năng thụ thai kém: viêm ống dẫn trứng lâu dần sẽ làm tắc vòi trứng khiến cho tinh trùng không thể bơi vào để gặp được trứng, ngăn cản sự thụ thai của nữ giới, thậm chí còn gây ra hiện tượng vô sinh vĩnh viễn.
– Bên cạnh những biểu hiện trên thì cần phải lưu ý đến các hiện tượng khí hư ra nhiều, bất thường, đau khi giao hợp, táo bón, mệt mỏi khi lao động nặng…
3. Phương pháp điều trị viêm ống dẫn trứng
– Thuốc kháng viêm: tùy thuộc vào loại viêm nhiễm mà có liệu trình dùng thuốc phù hợp, có thể kết hợp dùng thuốc Đông y trong một số trường hợp.
– Khi bệnh nhân bị viêm ống dẫn trứng cấp tính ngoài việc dùng thuốc thì nhất thiết phải can thiệp bằng các thủ thuật. Lưu ý, những bệnh nhân bị viêm mãn tính thì không sử dụng thuốc đông tây y.
– Dùng vật lý trị liệu: thúc đẩy tuần hoàn máu. Sử dụng các phương pháp như: dùng bước sóng ngắn, liệu pháp chiếu nhiệt, tia hồng ngoại…
– Điều trị hàng ngày: bên cạnh việc điều trị bằng thuốc, bằng vật lý trị liệu thì cũng cần phải chú ý tới việc ăn uống, luyện tập sinh hoạt điều độ đảm bảo sức khỏe.
4. Một số cách phòng tránh bệnh viêm ống dẫn trứng ở nữ giới
– Chú ý vệ sinh âm đạo sạch sẽ, khô ráo để cho vi khuẩn không có môi trường xâm nhập.
– Vệ sinh trước và sau khi quan hệ, nữ giới cũng có thể bị lấy nhiễm vi khuẩn từ chồng hoặc bạn tình của mình vì vậy mà cũng không quên nhắc nhở bạn tình vệ sinh sạch sẽ cơ quan sinh dục để tránh lây nhiễm. Nữ giới khi xuất huyết âm đạo tuyệt đối tránh quan hệ tình dục.
– Bổ xung các chất dinh dưỡng cần thiết, đặc biệt là ăn nhiều các loại thực phẩm tăng khả năng miễn dịch cho cơ thể.
– Sau khi thực hiện các thủ thuật phá thai, sau khi sinh nở… chú ý các vật dụng trong tiểu phẫu phải được vô trùng tránh vi khuẩn theo đó xâm nhập vào tử cung đến buồng trứng gây viêm.
– Bên cạnh đó bản thân cũng cần chú ý làm theo đúng chỉ định của bác sĩ, vệ sinh sạch sẽ và không tự ý dùng các loại thuốc khi chưa có chỉ định.
Trên đây là những kiến thức tổng quan về viêm ống dẫn trứng. Hy vọng những chia sẻ này sẽ giúp cho các chị em có thêm kiến thức về bệnh này để tự phòng tránh cho bản thân mình.
Xem thêm
Thế nào là khí hư bất thường ở phụ nữ? 6 dấu hiệu thường gặp
Bệnh tắc vòi trứng: Nguyên nhân, biểu hiện và cách điều trị