Vị Trí Thai Nhi Trong Tử Cung nhào lộn như thế nào

Vị trí thai nhi theo tuần trong bụng

Wikimmay sẽ giúp bạn tìm hiểu về các vị trí thai nhi trong tử cung (vị trí thai nhi nằm trong bụng mẹ), những vị trí nào thuận lợi hay khó khăn cho việc sinh nở và sự táy máy, nhào lộn, đạp căng bùng mẹ.

Vị trí thai nhi theo tuần trong bụng
Vị trí thai nhi theo tuần trong bụng

Trong những ngày đầu tiên khi đứa bé thành hình, nó trôi nổi bềnh bồng trong cái «bọc nước» riêng của nó. Chất nước này tăng thêm lần cho đến khi được độ một lít hay hơn nữa bao bọc đứa bé.

Chất nước này rất lỏng và màu hơi vàng. Nó có nhiệm vụ như tấm nệm để bảo vệ đứa bé khỏi bị thương tích và dễ đổi vị trí.

Trong 3 tháng đầu, 6 tháng hoặc 8 tháng đầu, thai nhi có thể nằm vào bất cứ vị trí nào — thẳng đầu lên hay chúi lộn đầu xuống hoặc nằm ngang. Táy máy, nhào lộn khắp bụng, đôi khi còn đạp, đẩy bụng mẹ ở bất kỳ vị trí nào.

Trong khi bà mẹ chuyển bụng, đứa bé có thể lộn thẳng đầu lên, nhưng thường thì đầu nhủi xuống trong mấy tuần lễ cuối cùng trước khi sanh, còn chân và bụng thì nằm ở phần trên của tử cung.

Đôi khi trong những tuần lễ cuối cùng, đầu thai nhi lại lọt xuống nằm ở khoảng đầu xương chậu, và «dính» luôn vào đó cho đến lúc ra khỏi lòng mẹ.

Khi sanh con so thì việc này thường xảy ra độ 2 hay 3 tuần lễ trước ngày khai hoa; nhưng khi đã có con rồi thì thường đến khi đau bụng đứa bé mới lọt xuống. Trong hầu hết những trường hợp sanh thuận, nghĩa là đầu ra trước, thì ót đứa bé thường ở phía trên (phía trước bụng mẹ) còn mặt thì ngó ngược ra sau.

Các vị trí thai nhi không thuận lợi cho sự sanh nở

Đôi khi chân hoặc bụng của đứa bé ra trước gọi là «sanh ngược», chỉ chiếm có độ 3 hoặc 4 phần trăm mà thôi.

Một số trường hợp hy hữu thai nhi ở vị trí đầu dúi xuống nhưng lại quay mặt về phía trước (phía bụng mẹ), hay thai nhi ở nằm ngang (nằm ngang hoặc vai thai dúi xuống đấu xương chậu), quay đầu lên trên và mông hoặc chân nằm gọn vào khu vụ xương chậu. Những trường hợp này thường khó sinh, có thể phải can thiệp bằng dao kéo.

Vì sao lại khó sinh ở những vị trí này

Đối với vị trí mặt thai nhi hướng về trước: Ngược với chiều xui của bào thai.

Đối với ở vị trí nằm ngang: trường hợp này tất nhiên là khó sinh nhất bởi kích thước của nó sẽ không chui ra được. Phải can thiệp bằng phương pháp mổ.

Đối với vị trí đầu ở trên và chân ở dưới: trường hợp này có thể sinh thường được nhưng rất nguy hiểm cho thai nhi (có thể khi sinh ra giữa chừng mắc kẹt tại vị trí bởi tay và đầu thai nhi), nên cần phải can thiệp bằng mổ. Chính vì vậy vị trí thai nhi này cũng được liệt vào danh sách khó sinh được.

Đối với vị trí mông ịn xuống vùng xương chậu: thì cũng tương tự như vị trí thai nhi khó sinh nằm ngang hay đầu ở trên chân ở dưới.

Khám định kỳ và siêu âm theo dõi vị trí thai nhi để có cách giải quyết đúng đắn

Bác sĩ sẽ khám, siêu âm thai nhi vào tuần thứ 32 – 36 để biết chính xác xem thai nhi có ở những vị trí thuận lợi hay không thuận lợi, đã quay đầu hay chưa, và đưa ra cách giải quyết đúng đắn.

Tới lúc này Bạn sẽ được tư vấn cách vận động trong giai đoạn nước rút hợp lý để vị trí thai nhi có thể trở về vị trí thuận lợi cho việc dễ dàng sinh nở. Bác sĩ sẽ hẹn ngày tái khám và đưa ra quyết định sinh thường hay sinh mổ. Tuy vậy bạn có thể yêu cầu sinh mổ.

Người ta nói rằng có một mẹo áp dụng để thay đổi vị trí của thai nhi đó là xoay ngôi thai, nhưng số phần trăm hiệu quả mang đến không cao.

Xem thêm Blog
Sự phát triển về kích thước cân nặng thai nhi theo tuần

Thai Nhi Nhận Được Sự Nuôi Dưỡng Như Thế Nào?

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *