Bị nứt đầu vú sau khi sinh con phần nhiều là những sản phụ lần đầu sinh con không biết cách cho con bú. Có người cho con bậm vú ngủ, thời gian quá lâu, có người do da đầu vú quá non, không chịu được khi con bú, có người bị trẻ con cắn rách….
Nếu coi thường, chỗ nứt sẽ bị viêm nhiễm, thậm chí có thể gây nên viêm tuyến sữa, không những bệnh tình càng thêm nặng, mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe của con cái.
Nội dung điều trị nứt núm vú sau sinh em bé
1. Trước khi sinh vài tháng, nên béo và cọ rửa đầu vú, để da đầu vú rắn chắc.
2. Nếu chỗ nứt đau quá, tạm ngừng cho con bú vài ngày, nhưng vẫn phải dùng máy hút sữa hoặc vắt bằng tay, để Sữa khỏi ứ đọng hoặc trở về cơ thể, gây áp xe vú nguy hiểm.
3. Bôi thuốc vào đầu vú, không để ảnh hưởng đến con bú. Chỉ cần thông sữa là được, không nên cố lau sạch, còn một chút thuốc vẫn không sao, để tránh vết nứt rộng ra.
4. Không nên để trẻ con ngậm vú ngủ.
5. Sữa nhiều, có khi chảy ra ngoài, chú ý rửa sạch và giữ cho đầu vú khô ráo, tránh tình trạng sữa khô đóng vảy trên đầu vú.
6. Bệnh này điều trị bên ngoài là chính.
Phương pháp điều trị nứt đầu sau khi sinh con tại nhà
1. Bột châu hoàng trộn với dầu cá (cắt viên dầu cá ra) bôi vào đầu vú. Mỗi ngày vài lần.
2. Bột tích loại trộn với dầu vừng, bôi vào đầu vú. Mỗi ngày vài lần. Bôi sau khi con bú.
3- Quả cà chín vàng, sao cháy vàng trong nồi đất, nghiền thành bột trộn với dầu vừng, bổi đau vú, bôi thuốc sau khi con bú.
4. Dầu lòng đỏ trứng gà bôi vào đầu vú. Ngày vài lần (cách lấy dầu lòng đỏ trứng gà: Lấy 2 lòng đỏ trứng gà đã luộc chín, bỏ vào nồi đất sao lên, khi dầu chảy ra, lọc lấy dầu là được).
5. Vừng đen, vừng trắng mỗi thứ một nửa, sao vàng nghiền thành bột cho thêm bột xuyên bối với số lượng bằng 1/4 bột vừng, trộn lần, rắc vào chỗ nứt.
6. Bột bạch cập trộn với mỡ lợn, bôi đầu vú. Nếu nhiều nước vàng, rắc bột bạch cập khô trước.
7. Củ mã thầy giã lấy nước, cho một tí băng phiến, bôi vào chỗ đau. Ngày vài lần.
8. Bột thục đại hoàng trộn với một tí dầu vừng, bôi vào chỗ đau ngày nhiều lần.
Những việc Cần lưu ý khi bị nứt đầu vú sau sinh
1. Vì đầu vú đau, sợ sệt nên giảm bớt hoặc không cho con bú dẫn tới ứ sữa, gây viêm nhiễm. Nếu sợ sệt thì hãy dùng tay vắt hoặc dùng máy hút sữa tránh tình trạng tắc tia sữa, gây áp xe vú.
2. Những thứ bẩn thỉu tiết ra từ vết nứt của núm vú, nếu không rửa sạch, trẻ bú phải sẽ gây viêm nhiễm. Chính vì vậy cần vệ sinh đầu ti bằng nước ấm sạch sẽ trước khi cho con bú.
3. Vệ sinh núm vú sau khi con bú, không để cho sữa đóng mảng khô trên đầu ti, dễ gây cho bệnh nặng hơn.
Trên đây là một số phương pháp điều trị nứt đầu sau khi sinh con cho các bạn tham khảo và hỏi ý kiến chuyên gia xem bạn có thích hợp với các phương pháp này không nhé, mong rằng sẽ giúp ích nhiều cho các bạn.
Xem thêm
Bệnh huyết áp cao khi mang thai và sau sinh
Thai nhi không nằm đúng ngôi