Nôn oẹ khi có thai tức là sau khi thụ thai xuất hiện hiện tượng buồn nôn, nôn oẹ, chóng mặt, chán ăn hoặc ăn vào là nôn ra, mang lại cho người phụ nữ mệt mỏi, khó chịu. Đông y gọi là “ác trở”, “tử bệnh’ “bệnh nhi’, “trở bệnh”….
Nguyên nhân chủ yếu la do khí thai bốc lên; dạ dày không ép xuống được mà gây nên. Về phương diện lâm sàng chia làm 2 loại: Một là tì vị hư nhược, hai là can vị bất hòa.
Loại một thường thấy buồn nôn, nôn ra nước trọng, chán ăn, tinh thần mệt mỏi, thích ngủ… Cách điều trị chủ yếu là bổ tì bổ vị, hạ khí thai không cho nôn oẹ. Loại thứ hai thường thấy buồn nôn, nôn ra nước chua hoặc nước đắng, tức ngực, tinh thần u uất, đắng miệng, nồng ruột….
Phương pháp điều trị là điều hòa gan và dạ dày, hạ khí thai không cho nôn oẹ. Nếu sau khi có thai chỉ thấy buồn nôn. thèm của chua, kém ăn hoặc thỉnh thoảng buổi sáng nôn oẹ ra đờm rãi….. Đó là phản ứng thường có khi mới thụ thai, là hiện tượng bình thường, thường là sau 3 tháng sẽ khỏi.
Nội dung điều trị nôn, mửa khi mang thai
1. Tâm tình ổn định thoải mái.
2. Phông ở phải sạch sẽ, yên tĩnh, thoải mái, tránh những mùi vị kích thích. Sau khi nôn oẹ xong phải dọn sạch sẽ để tránh những kích thích không tốt và súc miệng bằng nước nóng, giữ cho răng miệng sạch sẽ.
3. Chú ý vệ sinh ăn uống, ăn những thứ thực phẩm nhiều dinh dưỡng, dễ tiêu hóa là chính. Ăn ít nhưng nên ăn nhiều bữa.
4. Để tránh mất nước, mỗi ngày nên bảo đảm đủ lượng nước vào trong người. Bình thường, nên ăn các loại hoa quả như dưa hấu, lê, mía…
5. Người nôn mửa nhiều, cản nằm nghỉ trên giường.
6. Giữ cho đại tiện dễ dàng.
7. Người nôn mửa nhiều, trước khi ăn cơm trong miệng ngậm một miếng gừng sống để đạt được mục đích tạm không nôn.
Phương pháp điều trị nôn ọe khi mang thai
Phương thuốc hiệu nghiệm:
1. Trà hồ lô 30 gam, sắc uống, chia làm 3 lần.
2. Cùi bưởi 15 gam, sắc uống, ngày 2 lần.
3. Cuống quả hồng 30 gam, đường phèn 60 gam, nấu nước uống thay chè, uống dần dần.
4. Vỏ quýt 15 gam, gừng tươi 10 gam, đường đỏ 20 gam, sắc uống thay chè.
Phương pháp ăn uống cho phụ nữ nôn ọe khi mang thai:
1. Trứng gà 1 quả, đường trắng 50 gam, dấm gạo 100 gam, cho thêm một ít nước nấu chín, ăn trứng uống nước.
2. Cá chép sống một con, rửa sạch, chưng cách thủy để ăn (không có muối và gia vị).
3. Cá diếc sống 1 con, gạo tẻ 100 gam, rửa sạch cá bỏ vào nấu cháo với gạo, một ngày ăn 2 lần.
4. Đậu xanh 10 gam, biển đậu 15 gam, đậu đao 15 gam, gừng sống 5 gam, nấu nước uống thay trà.
Điều trị bên ngoài:
1. Ấn huyệt nội quan (trên cổ tay 2cm giữa hai gân) huyệt túc tam lý, mỗi lần từ 3 – 5 phút.
2. Gừng sống 30 gam, ô mai 10 gam, cũng vắt lấy nước, bôi vào lưỡi, ngày vài lần.
3. Đinh hương 15 gam, bán hạ 20 gam, gừng sống 30 gam. Hai vị trước nghiền thành bột, nước gừng cô đặc, hòa với bột thuốc, lấy một ít đắp vào rốn, mỗi ngày một lần, làm liền 3-4 ngày.
4. Lá ngải 250 gam, thương thuật 30 gam, vò nát, lấy giấy bản cuốn lại như điếu thuốc lá. Sau khi đốt cháy cứu huyệt trung hoàn (trên rốn khoảng 4cm) huyệt nội quan, huyệt túc tam lí. Khi cứu thì để cách da khoảng 1cm khi nào da đỏ thì thôi.
Các phương pháp khác:
Rau mùi 250 gam, lá tía tô 6 gam, hoắc hương 6 gam, sa nhân 1,5 gam, nấu nước xông trong phòng.
Những việc cần lưu ý khi mang thai bị nôn mửa
1. Nôn mửa khi có thai, nếu nặng tới mức không ăn uống gì được, ăn vào là nôn ngay, có thể dẫn tới trúng độc mất nước, mất axit, không thể tự điều trị được phải kịp thời đưa đi bệnh viện điều trị.
2. Nếu bị sốt, mạch đập nhanh, da dẻ, tiểu tiện đều màu vàng, nôn mửa ra nước đắng, phải đưa đi bệnh viện khám gan mật.
3. Nếu nôn mửa kịch liệt, lại kèm theo đau tức ngực, phải cảnh giác niêm mạc bị nứt, không kịp thời cấp cứu sẽ nguy hiểm tới tính mạng.
Trên là một số phương pháp điều trị chứng nôn ọe khi mang thai cho các bạn tham khảo hy vọng sẽ giúp ích cho các sức khỏe mẹ luôn ở trạng thái tốt.
Xem thêm
Thai nhi không nằm đúng ngôi
Phương pháp điều trị thiếu sữa sau khi sinh con tại nhà