Nguyên nhân và giải pháp đối với trẻ sơ sinh lười bú bình

Phương pháp điều trị thiếu sữa

Trẻ sơ sinh lười bú bình là phổ biến hiện nay, có rất nhiều nguyên nhân khiến trẻ sợ và không chịu uống sữa bình, vậy giải pháp là gì, hôm nay hãy cùng wikimamy tìm hiểu nguyên nhân và giải pháp này nhé.

Hầu hết các bậc cha mẹ đều muốn cung cấp thêm dinh dưỡng cho trẻ ngay từ những năm tháng đầu đời bằng cách cho bé uống thêm sữa ngoài.

Hay do một số hoàn cảnh bắt buộc mà đôi khi mẹ phải cho bé uống thêm sữa ngoài như: mẹ bận đi làm, mẹ ít sữa,….

Tuy nhiên có một vấn khó khăn mà cha, mẹ hay phải đối mặt đó là trẻ lười bú bình. Hãy cùng tìm hiểu nguyên nhân và giải pháp cho tình trạng trẻ sơ sinh lười bú bình.

Đối phó với trẻ sơ sinh lười bú bình
Đối phó với trẻ sơ sinh lười bú bình

Nguyên nhân trẻ sơ sinh lười bú bình

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến việc trẻ sơ sinh lười bú bình, trong đó phải kể đến:

Bú mẹ quá nhiều: Thông thường khi thấy con khóc là các mẹ lại cho trẻ bú luôn, điều này tạo thói quen cho trẻ quen với việc chỉ bú mẹ khi đói và cứ khóc là được đáp ứng

 Như vậy khi cho trẻ bú bình sẽ rất mất một khoảng thời gian để bé thích nghi.

Bú bình thay bú mẹ: Điều này không hẳn là quá ngạc nhiên bởi vì có rất nhiều mẹ bận rộn đi làm nên cho trẻ bú bình hoàn toàn.

Hãy tưởng tượng xem làm sao sữa bình có thể ngon bằng sữa mẹ cũng như làm sao không chán khi bé cứ phải ăn một “món ăn” như thế mãi được.

Một nguyên nhân khác cũng khiến trẻ sơ sinh lười bú bình là “núm vú” : Hầu hết các núm vú được làm bằng silicon hoặc cao su và có nhiều hình dạng khác nhau.

Những núm vú này có thể có tốc độ dòng chảy khác nhau khi bé bú, phụ thuộc vào kích thước lỗ núm vú to nhỏ khác nhau. Hiện nay có rất nhiều loại bạn có thể lựa chọn loại nào thích hợp nhất cho con của bạn.

Hãy thường xuyên kiểm tra xem núm vú có các dấu hiệu mài mòn hoặc nứt làm các lỗ núm rộng ra nào không.

Thay núm vú bình sữa khi bị mòn, nứt rộng hay đổi màu, bạc màu. Những dấu hiệu này của núm vú sẽ là tác nhân gây trẻ chán ngán bú bình trông thấy.

Pha sữa bột quá nóng hoặc quá nguội: cách pha sữa rất quan trọng, nếu bạn pha sữa quá nóng hay quá nguội sẽ làm bay hơi  hoặc vô hiệu hóa các chất như: lysine, axit folic, các vitamin nhóm B… thêm vào đó sữa quá nóng( nguội) đều khiến trẻ không thể uống hay không thấy ngon khi uống dẫn đến tình trạng lười bú bình.

Hâm lại sữa cũ bằng lò vi sóng: Việc dùng lại sữa của bữa ăn trước đã không được khuyến khích, việc hâm lại bằng lò vi sóng sữa bình lại càng không.

Vì chỉ sau 2 tiếng vi khuẩn trong sữa đã tăng lên gấp 210 lần, còn hâm lại lò vi sóng khiến cho các vitamin trong sữa không còn nguyên vẹn.

Từ những nguyên nhân kể trên mà mẹ có những giải pháp cho hiện tượng trẻ lười bú bình.

Giải pháp giúp tránh được hiện tượng trẻ sơ sinh lười bú bình

Cân bằng bú mẹ và bú bình: Bạn không nên chuyển đột ngột từ bú mẹ sang bú bình hoặc ngược lại, nên kết hợp cả hai nhịp nhàng để tạo thói quen và bắt nhịp cho trẻ.

Vệ sinh sạch sẽ bình chứa sữa phòng trẻ lười bú bình
Vệ sinh sạch sẽ bình chứa sữa phòng trẻ lười bú bình

Vệ sinh đồ cho trẻ bú: Bình sữa luôn được tiệt trùng trước khi pha, bạn cũng nên kiểm tra và thay núm vú thường xuyên vì nó rất nhanh mòn.

Đồng thời nên kiểm tra tốc độ chảy của sữa qua núm có đều đặn không. Nên chọn loại bình không có chứa BPA và núm vú cỡ khác nhau để dùng dần khi bé lớn lên nhé, vì tốc độ bú của bé sẽ tăng dần lên theo độ tuổi mà.

Pha sữa đúng cách giúp bé cảm thấy ngon miệng với sữa hơn

Pha sữa đúng cách cho trẻ lười bú bình
Pha sữa đúng cách cho trẻ lười bú bình

Điều này rất quan trọng vì nó sẽ khiến trẻ có thể hào hứng với bữa ăn ngoài này hoặc ngược lại. Nên nhớ pha sữa với nước ấm( 40-60 độ C, gồm 2/3 nước nóng và 1/3 nước nóng), hạn chế hâm lại sữa.

Khi hâm nóng lại sữa (hâm âm ấm như sữa mẹ), cho sữa vào cốc thủy tinh hoặc cốc inox rồi đặt vào bát nước nóng, độ nóng sẽ từ truyền qua cốc thủy tinh (cốc inox) tới sữa.

Khi sữa âm ấm thì cho vào bình cho bé bú, lưu ý là bình sữa của bé phải được vệ sinh sạch và tiệt trùng.

Hạn chế tối đa pha sữa bằng ly nhựa vì có thể có mùi hôi của nhựa và nhựa gặp nóng tiết ra các chất không tốt cho sức khỏe của bé.

Phải theo nguyên tắc và hướng dẫn sử dụng trên bao bì của từng hãng sữa, bình sữa. Không tự ý tăng giảm, thêm bớt liều lượng hoặc cho bú bất thường.

Tham khảo ý kiến bác sĩ nếu muốn thay đổi chế độ bú sữa cho bé.

Khi ăn uống trẻ cũng phải có không gian thoải mái (đặc biệt thoải mái về quần áo, yếm ăn, chỗ ngồi,… và phải có khăn tay kem theo khi bị vương vãi sữa ra ngoài)

Lưu ý nhỏ cho trẻ sơ sinh bú bình:

– Trước khi pha sữa, mẹ hãy đảm bảo bàn tay của bình cũng như những vật dụng cần để pha sữa phải được khử trùng sạch sẽ.

– Hãy chắc chắn rằng khi cho trẻ bú sữa pha bình không được nóng quá, việc này sẽ làm ảnh hưởng không nhỏ cho bé. Kiểm tra bằng cách nhỏ giọt sữa vào cổ tay của bạn trước khi cho con bú..

– Nên lắc và để từ 15- 20 phút rồi cho bé bú, tránh cho bú luôn khi pha xong.

Những điều làm như trên sẽ giúp trẻ cảm nhận được vị sữa và giúp ngon miệng hơn khi ăn. Chúc bé ham ăn chóng lớn và khôn ngoan.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *