Kinh nguyệt bất thường gây mệt mỏi, bị động và nhiều phiền toái trong công việc, hay học tập của phụ nữ. Kinh nguyệt bất thường có thể đến sớm, trễ không theo chu kỳ, có những trường hợp gặp ở các chị em như: Kinh ra quá ít hoặc quá nhiều, đau bụng thậm chí là thiếu máu gây choáng váng.
Một phụ nữ có kinh nguyệt đều và khỏe mạnh khi máu kinh có màu đỏ thẫm, không xuất hiện huyết đông màu xạm đen hoặc bị đóng cục đông. Vào cuối chu kỳ của kinh (khoảng ngày thứ 3) thì máu kinh sẽ chuyển thành màu nâu (màu bã cà phê).
Chú ý: trong bất kỳ trường hợp màu máu biểu hiện bất thường nào thì có thể cơ thể bạn đang chuyển biến xấu.
Ghi chép lại định kỳ hàng tháng về diễn biến kinh nguyệt của bạn.
Đặc điểm lâm sàng
(1) Chu kỳ kinh dày: Chu kỳ kinh đến sớm 8-9 ngày hay thậm chí có đến 2 lần trong một tháng, máu kinh màu đỏ thẫm và lượng kinh ra nhiều, mặt đỏ, mệt mỏi, dễ quạu, người bồn chồn, lưỡi đỏ và bợn lưỡi vàng, mạch nhẹ hay nhanh, nhỏ.
(2) Chu kỳ kinh trễ: Chậm 8-9 ngày, thậm chí 40-50 ngày mới có kinh, kinh ra ít, người gầy gò như có bệnh, da xanh xao, ớn lạnh và dễ sốt, bợn lưỡi trắng, mạch chậm.
(3) Chu kỳ kinh không đều: kinh nguyệt lúc có lúc không, người gầy gò như bệnh nặng, sắc da không tươi tắn, hay chóng mặt và đau vùng hông, lượng kinh ra thay đổi với màu đỏ lợt.
Nguyên nhân và bệnh lý
Kinh nguyệt bất thường, hay kinh nguyệt không đều, là bệnh phụ khoa thường gặp với những thay đổi bất thường của chu kỳ kinh nguyệt, số lượng và chất lượng, bao gồm chu kỳ kinh nguyệt dài, chu kỳ kinh nguyệt trễ, và chu kỳ kinh nguyệt không đều.
Kinh nguyệt là dòng nội mạc tử cung bị bong tróc và thải ra theo chu kỳ dưới sự kiểm soát và điều hòa của tử cung và buồng trứng, kinh nguyệt rối loạn có thể là do rối loạn chức năng của tử cung và buồng trứng.
Theo Đông y, kinh nguyệt bất thường có liên quan chặt chẽ với thận, tì và can. Tình trạng mệt mỏi quá mức, ăn uống không điều độ cũng có thể gây ra yếu khí trong vị và tì và từ đó không thể kiểm soát huyết.
Bị bệnh kéo dài, mất máu và sự hấp thu ngầm huyết âm, nhiễm lạnh và ăn thức ăn sống bị thấm lạnh và các chất không tổt cho cơ thể, máu bị nghẽn trong kinh có thể lá yếu tố bệnh lý gây ra kinh nguyệt bất thường.
Điều trị kinh nguyệt bất thường
Các huyệt chính: Quan nguyên. Khí hải
Các huyệt phụ: Do yếu khí: Túc tam lý; do âm yếu: NỘI quan. Hàm cốc; sốt không rõ nguyên nhân: Quyết hải; do máu bị nghẽn: Tam âm giao.
Điều trị bằng phương pháp châm cứu: Chọn huyệt dựa vào nguyên lý biện chứng của Đông y và triệu chứng lâm sàng Mỗi huyệt châm khoảng 30 phút/lần, một lần điều trị khoảng 7 lần.
Bệnh thường được chữa khỏi trong vòng 4 đợt điều trị. Trạng thái tinh thần không tốt, mệt mỏi hay chuyện ăn uống cũng có thể gây ra tình trạng kinh nguyệt không đều.
Thông thường, kinh nguyệt có thể điều chỉnh được bằng cách châm vào huyệt Hợp cốc, Tam âm giao, cộng thêm huyệt Quan nguyên, chỉ cần 1 lần là thấy được hiệu quả tốt.
Xem thêm
Bệnh khí hư và cách điều trị tại nhà