Sản phụ sau khi sinh đẻ vì có thể huyết mạch suy yếu, khí huyết lưu thông khó khăn, hơi mệt nhọc và nhiễm lạnh. Biểu hiện là đau lưng, đau mình mẩy, đau khớp xương, đau các cơ và tê liệt. Lưu ý chữ “hư”, đó là bản chất của bệnh tật. Vừa bồi bổ vừa làm cho gân cốt khỏe mạnh.
Các nguyên nhân có thể gây ra các bệnh xương khớp sau sinh
– Do tăng quá cân trong thời kỳ thai kỳ, hoặc tăng, giảm cân đột sau khi sinh nở có thể dẫn đến đau lưng đau cơ vùng xương chậu.
– Do tư thế ngồi cho con bú không đúng trong thời gian dài và thường xuyên dẫn đến các cơ xương khớp mỏi, lệch lạc.
– Do có tiền sử bị bệnh đau lưng xương khớp nên sau sinh không thể tránh được.
– Loãng xương, thiếu canxi: Trường hợp loãng xương, thiếu canxi đa số mắc phải dẫn đến xương mỏi, buốt khi làm việc.
– Nhiễm lạnh: Nhiễm lạnh do gió lạnh, hoặc mở máy điều hòa không khí ở nhiệt độ thấp khiến cho các cơ nhão và khí lạnh ngấm dần vào các khớp xương gây ra hiện tượng đau, tê buốt, có thể ảnh hưởng về sau.
I. Nội dung điều trị đau lưng, cơ, khớp đối với bà mẹ sau khi sinh con phải tuân thủ
1. Lỗ chân lông của sản phụ rỗng ra nên mồ hôi ra nhiều, cấm không được bịt lại, chịu khó lau và luôn thay áo.
2. Phòng ở sạch sẽ, thông thoáng nhưng tránh gió trời thổi trực tiếp, để tránh gió lạnh xâm nhập vào người. Gây nên đau cơ, đau khớp, buốt xương
3. Tuy nói sau khi sinh nên sớm ngồi dậy (sau 2-3 ngày) nhưng cũng tùy theo sức khỏe của từng người, không nên miễn cưỡng hoạt động sớm như ngồi lâu, đứng lâu hoặc làm việc nhà. Như vậy sẽ tổn thương xương cốt, đau lưng dẫn đến cơ thể đau đớn.
4. Tắm rửa lúc đầu cũng chỉ nên lau chùi, dần dần mới ngâm nước, nước phải ấm hơn da một ít, nhiệt độ phòng tắm gần bằng nhiệt độ trong người, để tránh bị nhiễm lạnh? dẫn đến tê buốt xương khớp về sau.
5. Mùa hè vẫn phải mặc quần áo dài (vải mỏng tơ lụa), máy điều hòa nhiệt độ không nên điều chỉnh nhiệt độ quá thấp, để da có thể ra một chút mồ hôi là tốt. Phòng điều hòa nhiệt độ cũng có cửa thông gió, quạt điện không được quạt thẳng vào người, làm nhão cơ, tê buốt xương khớp.
6. Cấm ăn các thức ăn sống lạnh, bao gồm hoa quả, nước khoảng trong vòng 2 tuần sau khi sinh càng phải chú ý. Đây cũng là một số tác nhân gây ra đau lưng xương khớp, đau cơ sau sinh nở.
II. Phương pháp điều trị đau lưng, cơ khớp sau sinh
Phương thuốc hiệu nghiệm:
1. Đỗ trọng 30 gam, hồng táo 12 gam, sắc uống, ngày 1 thang. Khi thấy hết hẳn các chứng đau nhức cơ, xương khớp thì ngưng.
2. Ngũ gia bì 9 gam, xuyên xoạn 12 gam, đu đủ 12 gam, hoài ngưu tất 12 gam, đương qui 10 gam, hồng hoa 6 gam, sắc làm 2 lần, ngày một thang. Uống duy trì trong 2 tuần.
3. Cây tầm gửi 10 gam, bạch thược 10 gam, đỗ trọng 12 gam, hoài ngưu tất 10 gam, xuyên khung 6 gam, đương qui 10 gam, nhân sâm 5 gam, sắc làm 2 lần, ngày 1 thang.
Phương pháp ăn uống hợp lý cho phụ nữ sau sinh bị chứng cơ khớp:
1. Ý dĩ 60 – 100 gam, kê huyết đằng 30 gam, sắc thuốc lấy nước, sau đó cho ý dĩ vào đun nhừ cho thêm đường vào ăn.
2. Gà mái một con, cành dâu 30 gam, nấu chín ăn thịt, uống nước.
3. Vừng 50 gam, hồ đào 50 gam, dạ dày lợn 1 cái, nấu ăn.
4. Cật lợn 2 chiếc (hoặc cật dê), đỗ trọng 10 gam, nấu chín ăn thịt, uống nước. Dùng cho người đau lưng sau khi sinh.
Điều trị bên ngoài bệnh đau xương khớp sau sinh:
1. Cành dâu 30 gam, độc hoạt 15 gam, quế chi 10 gam, gừng sống 3 miếng, đương qui 10 gam, xích thược 15 gam, xuyên khung 10 gam, sắc lấy nước, lấy nhiều vải thấm nước thuốc đắp vào chỗ đau, giữ ấm khoảng 30 phút, ngày 2 lần.
2. Sinh xuyên, thảo ô, mỗi thứ 15 gam, long não 10 gam, quế chỉ 10 gam, ngâm vào rượu trắng, sau một tuần là dùng được. Xoa vào chỗ đau 15-30 phút, ngày 1 lần.
3. Cao hương quế hoạt huyết hoặc cao xạ hương hổ cốt dán vào chỗ đau.
4. Củ bình vôi 60 gam, tóc rối 15 gam, sắc nước xông chỗ chán đau, mỗi ngày vài lần. Dùng cho sản phụ đau bàn chân, đau gót chân.
5. Massge lưng, cơ, xương khớp: Việc xoa bóp nhẹ nhàng hàng ngày có thể làm lưu thông khí huyết, giúp giảm dần các triệu chứng đau nhức cương khớp sau khi sinh.
III. Những việc cần lưu ý sau khi sinh nở bị đau lưng, đau xương, đau cơ, đau khớp.
1. Những loại thuốc bổ gân cốt, giảm đau phần lớn có tính nhiệt, vì vậy không được dùng tùy tiện hoặc dùng quá liều lượng, để khỏi sinh tác dụng phụ như khô miệng, hôi miệng, táo bón nhiều mồ hôi, hô hấp cảm thấy nóng, làm ảnh hưởng tới bộ phận sinh dục, nội nhiệt thịnh vượng, không có lợi cho việc bồi dưỡng.
2. Đau khớp, kèm theo sưng đỏ, miệng khô, nấm lười vàng và dày. Chỗ đau gặp nóng càng đau. Đó là viêm khớp nhiệt tính, không thể điều trị bằng phương pháp trên được.
Trên đây là bài chia sẻ về nguyên nhân và các phương pháp điều trị bệnh đau cơ, xương khớp cho các mẹ tham khảo, hãy hỏi ý kiến bác sĩ xem trường hợp của bạn có áp dụng được không nhé.
Xem thêm bệnh
Hiện tượng báo sảy thai và sảy thai theo thói quen
Sưng vú trước khi hành kinh