Chu kỳ kinh nguyệt ở nữ giới là gì? Sự thay đổi như thế nào?

Chu kỳ kinh nguyệt là hiện tượng sinh lý rất là bình thường của nữ giới mà một người phụ nữ bình thường nào cũng phải trải qua.

Thông qua chu kỳ kinh nguyệt các chị em có thể tính được ngày hành kinh và những ngày quan hệ tình dục dễ thụ thai nhất, từ đó vợ chồng bạn sẽ có kế hoạch mang thai hoặc tránh thai an toàn.

Vậy chu kỳ kinh nguyệt ở nữ giới là gì? hãy cùng theo dõi tiếp bài chia sẻ dưới đây nhé

Chu kỳ kinh nguyệt là gì?

Chu kỳ kinh nguyệt được hiểu là sự thay đổi về sinh lý và được lặp đi lặp lại ở nữ giới dưới sự điều khiển của hormone sinh dục nữ. Đây là hiện tượng quan trọng của sự sinh sản.

Chu kỳ kinh nguyệt xảy ra ở giữa giai đoạn dậy thì và mãn kinh. Nếu mang thai chu kỳ kinh nguyệt tạm dừng và bắt đầu lại sau khi sinh.

Trong chu kỳ kinh nguyệt, cơ thể nữ giới trưởng thành sẽ rụng 1 trứng ( có thể là hai trứng tạo ra hiện tượng sinh đôi). Trước khi rụng trứng nội mạc tử cung và bao phủ bề mặt tử cung sẽ được đồng bộ hóa. Nội mạc tử cung sẽ thay đổi khi trứng rụng tạo điều kiện cho trứng thụ tinh và làm tổ.

Nếu trứng không gặp được tinh trùng để diễn ra quá trình thụ tinh, tử cung sẽ loại bỏ lớp nội mạc để bắt đầu một chu kỳ kinh nguyệt mới.

Quá trình lớp nội mạc cùng với các sản phẩm của máu sẽ thoát ra bằng đường âm đạo gọi là hành kinh. Tuy nhiên, cùng được gọi là máu nhưng máu kinh khác về thành phần của máu ở tĩnh mạch và thường có mùi tanh hơn.

Chu kỳ kinh nguyệt bình thường

– Thông thường, một chu kỳ kinh nguyệt sẽ kéo dài từ 21 đến 35 ngày tùy theo cơ địa của mỗi người. Và được tính từ ngày đầu tiên hành kinh cho tới ngày bắt đầu có kinh lần sau.

– Thời gian hành kinh kéo dài từ 4 đến 6 ngày

– Sau mỗi lần hành kinh cơ thể mất khoảng từ 40 đến 100ml máu

– Lượng máu kinh sẽ ra ít ở ngày đầu và ngày cuối, và nhiều ở những ngày giữa.

Sự thay đổi của một chu kỳ kinh nguyệt

– Ngày 1 – 5: ngày hành kinh

Đây là những ngày đầu tiên của một chu kỳ kinh nguyệt, máu kinh xuất hiện báo hiệu những ngày tiền kinh nguyệt kết thúc. Khi này lượng estrogen và progesterone sẽ giảm xuống.

Đây là những ngày khó chịu nhất của chu kỳ kinh nguyệt. các chị em thường bị đau bụng, cơ thể mệt mỏi thiếu sức sống, dễ nổi nóng và cáu gắt với mọi người xung quanh. Ngoài ra còn có thể xuất hiện tình trạng buồn nôn, tiêu chảy…

– Ngày 6 – 13: những ngày “dễ chịu”

Vào những ngày này hormon được sinh ra bởi các kích tố sinh dục sẽ di chuyển trong nội tiết, qua đường máu đến buồng trứng. Và cùng với đó tử cung sẽ dày lên do trứng tiết ra estrogen.

Nhờ lượng estrogen tăng dẫn tới serotonin và dopamine ở não tăng giúp máu lưu thông lên não tốt hơn, tinh thần phấn chấn và các hoạt động thể chất cũng tốt hơn.

– Ngày thứ 14 – 15: khả năng thụ thai cao

Từ ngày 14 trứng rụng và được đưa vào ống dẫn trứng. Trứng sống khoảng 12 – 24 tiếng. Nếu quan hệ tình dục trong hai ngày này thì khả năng thụ thai rất cao.

– Ngày 16 – đến trước ngày hành kinh sau: Triệu chứng tiền kinh nguyệt

Trong những ngày này các chị em phụ nữ thường có triệu chứng căng thẳng hoặc tiền kinh nguyệt rối loạn, da mặt cũng dễ nổi mụn do progesterone.

Càng gần ngày hành kinh tiếp theo thì lượng estrogen và progesterone càng giảm. Nhất là trước nguyệt san một tuần thường có hiện tượng mệt mỏi, thèm ăn.

Xem thêm
10 nguyên nhân gây ra chậm kinh nguyệt ở phụ nữ
Bị viêm âm đạo nên ăn gì thì tốt nhất?

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *