Cách nhận biết và phục hồi chữa trị khi da bị nhiễm CORTICOID

Phục hồi chữa trị khi Da bị nhiễm CORTICOID

Có nhiều bạn nhắn tin cho Wikimamy hỏi Corticoid là gì? Cách nhận biết, phải làm sao để chăm sóc, chữa trị phục hồi, xử lý khi da bị nhiễm corticoid viêm nhẹ – nặng.

Hiện nay có rất nhiều loại thuốc hoặc mỹ phẩm có chứa chất kháng viêm CORTICOID, nếu bạn lỡ chọn mua và sử dụng các sản phẩm này thì cũng đừng quá lo lắng.

Làm gì khi da bị nhiễm corticoid
Làm gì khi da bị nhiễm corticoid

Hãy đọc bài chia sẻ của wikimay.com dưới đây, để biết rõ được mối nguy hại khi da bị nhiễm corticoid và cách phục hồi nó.

Wikimamy xin chia sẻ với các bạn về vấn dề da bị nhiễm CORTICOID:

Corticoid ( tên đầy đủ là glucocorticoid) Đây là 1 loại dược liệu kháng viêm, thường được sử dụng để trị mụn (mủ, viêm). Giảm các vùng bị viêm, giảm sưng, đỏ, ngứa, dị ứng hoặc các bệnh ngoài da khác.

Corticoid là chất có trong các thuốc hoặc mỹ phẩm,… làm cho da căng trắng mịn màng nhanh chóng.

Nó sẽ để lại những tổn thương lâu dài nếu lạm dụng nó quá nhiều, khi da bị nhiễm corticoid nặng và không thể phục hồi cho làn da.

Corticoid thường khoác trên mình dưới dạng tiêm, viên, thuốc uống, xịt mũi, thuốc kem, gel thuốc mỡ… dùng tại chỗ bôi ngoài da.

Đây là chất được sử dụng rộng rãi với hàm lượng cao trong sản xuất kem trộn hiện nay.

Khi sử dụng kem có chứa corticoid hàm lượng cao sẽ gây phù nề, sử dụng trong thời gian dài, sẽ da bị nhiễm corticoid, bị teo da, rạn da, làm mất cân bằng cấu trúc da, hàng rào bảo vệ tự nhiên bị lột bỏ hoàn toàn.

Lúc đó tạo môi trường thuận lợi cho mụn trứng cá sưng viêm sẽ bùng phát ồ ạt, mụn li ti xuất hiện khắp mặt gây nên tình trạng khó có thể chữa trị.

Làm sao để nhận biết da bị nhiễm Corticoid

Corticoid có tác dụng thần thánh sau vài ngày sử dụng, làm da trở nên đẹp lên nhanh chóng, hồng hào và rất mịn màng.

Nhưng nếu ngưng không sử dụng sản phẩm 1 hay 2 ngày, thì làn da sẽ bắt đầu mọc mụn bọc hoặc da trở nên sần sùi thô ráp.

Những giai đoạn cho biết dấu hiệu bị nhiễm corticoid là:

Giai đoạn đầu tiên là Bong tróc

Biểu hiện: Khi tiếp xúc với corticoid với hàm lượng thấp và trong thời gian ngắn thì da bị bong tróc và dần khô, người nhiễm sẽ có cảm giác râm ran, ngứa hoặc hơi rát nhẹ khi sử dụng sản phẩm có chứa corticoid.

Giai đoạn 2: Lỗ chân lông viêm

Biểu hiện là trên da sẽ xuất hiện những vết mụn nước như bị bỏng và lan ra toàn bộ bề mặt da. Khi những vết bong bóng nước này vỡ ra sẽ gây cảm giác đau rát, xuất hiện mủ và tình trạng nhiễm trùng. Lúc này da hoàn toàn đã bị nhiễm độc.

Giai đoạn 3: Giãn mao mạch máu

Biểu hiện là da rất dễ nhạy cảm với nhiệt độ cao, gây cảm giác nóng ran, căng tức. Da trở nên đỏ rực và phù nề. Lúc này da bị nhiễm corticoid khoảng 1 năm. Nó đã có thời gian làm tổn thương các mao mạch dưới da.

Giai đoạn 4: Viêm da mụn

Biểu hiện là da tự nhiên nhiều nhờn, mọc nhiều mụn viêm sưng to mưng mủ , da luôn đỏ, bỏng rát và cảm giác châm chích khi chạm nhẹ.

Giai đoạn cuối cùng: Viêm da kích ứng

Ở cấp độ cuối, Biểu hiện là da luôn đau rát, căng tức, bong tróc, mụn nước xuất hiện dịch mủ và tình trạng hoại tử, nhiễm trùng nghiêm trọng.

Khi da nhiễm độc CORTICOID thì phải làm sao?

*Nếu đang nằm trong giai đoạn 1 và 2 thì nên:
• Dừng ngay sản phẩm nghi ngờ có chứa Corticoid
• Dùng nước muối pha loãng( dung dịch nước muối 0,9%) để rửa mặt hàng ngày.
• Uống nhiều nước lọc hoặc nước chanh, đồng thời ăn nhiều rau củ trái cây để đẩy độc tố ra ngoài cơ thể.
• Dùng kem chống nắng và mĩ phẩm dịu nhẹ để bảo vệ da khi đi ra nắng hoặc khói bụi.

*Từ giai đoạn 3 đến cuối cùng thì nên giảm dần lượng Corticoid cho đến khi giảm hẳn và không sử dụng nữa. Tuyệt đối không được ngưng đột ngột sẽ làm da không kịp thích ứng sẽ ảnh hưởng nặng hơn.

• Ngưng trang điểm và sử dụng các loại mỹ phẩm một thời gian.
• Rửa mặt bằng nước muối sinh lý 0,9%
• Xông hơi mặt 2 – 3 lần/tuần bằng tía tô, sả, chanh, muối hạt, củ gừng tươi.

Làm sao để phục hồi da nhiễm CORTICOID ???

Trước khi đắp mặt nạ thì phải rửa mặt sạch với nước ấm và lau khô.
Nên dùng các nguyên liệu làm đẹp từ thiên nhiên như bột trà xanh, cám gạo, đậu xanh, đậu đỏ, sữa chua không đường, tinh bột nghệ.. để đắp mặt nạ. Một số gợi ý tham khảo như:

• Dùng tinh bột nghệ đắp mặt: 1 hộp sữa chua không đường, 1 thìa cà phê mật ong, 1 thìa cà phê tinh bột nghệ trộn hỗn hợp đều rồi bôi lên mặt khoảng 20 phút sau đó rửa sạch bằng nước lạnh rồi thấm khăn khô.

• Dùng sữa chua không đường : Rửa mặt sạch bằng nước ấm, bôi sữa chua không đường lên mặt và massage nhẹ nhàng để dưỡng chất thấm sâu vào trong da, rửa lại sau 20 phút.
Đây chỉ là những phương pháp giản đơn tại nhà, để chắc chắn về tình trạng nhiễm và chữa trị thì nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa, các bệnh viện da liễu uy tín để được thăm khám và điều trị.

Chúc các bạn sáng suốt và cân nhắc trước khi dùng mĩ phẩm và luôn có làn da đẹp.
Thân ái!

Xem thêm: Cách nhận biết kem trộn chứa corticoid

Tác giả: @khanhvy
Làm việc tại: wikimamy

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *