Hôm nay wikimamy sẽ chia sẻ cho các bà bầu cách chăm sóc ngực, bụng và chân khi mang thai.
Khi mang thai người phụ nữ có thân hình bị biến dạng ở bụng và ngực, việc này làm bà bầu tăng cân kèm theo đó là chân họ phải chịu thêm sức nặng từ phía trên đì xuống.
Cách chăm sóc ngực khi có bầu ở phụ nữ
Ở ngực cặp vú sẽ lớn lần trong suốt thời kỳ mang thai. Nếu bạn muốn có bộ ngực chắc nịch sau khi đã có con, bạn phải bảo vệ nó trong khi thai nghén, bằng cách dùng thường thứ nịt cho vừa cỡ và nâng đỡ lên vững chắc bằng dây treo rộng bản. Nếu không mua được thứ dây treo này, bạn có thể làm lấy cách dễ dàng.
Trong hai hay ba tháng cuối cùng của thời kỳ mang thai, nếu có thể, bạn nên nhờ người chế tạo nịt vú chuyên môn tạo cho bạn thứ nịt có tính cách đỡ bộ ngực lên.
Bộ nịt này sẽ phụ lực nâng đỡ cho các bắp thịt và da ở bụng, đồng thời làm cho bạn cảm thấy rất dễ chịu khi các dây gân ở xương chậu bắt đầu giãn ra để chuẩn bị cho việc nở-nhụy-khai-hoa.
Nếu cặp ngực trở nên lớn quá, lớp da ngoài có thể thành lằn rạn nứt, trở thành màu trắng như bất cứ vết thẹo nào khác ở ngoài da. Những dấu này sẽ lưu lại trọn đời và thường phát hiện nơi những người phì nộn.
Cách chăm sóc bụng khi mang thai ở phụ nữ
Nếu bạn lên cân nhiều thì lớp da ở bụng, mông và đùi thì cũng bị những dấu rạn da này. Ta có thể tránh hoặc giảm bớt những vết rạn này bằng cách chế ngự việc lên cân cho đúng cách và nếu có thể, dùng cách thoa bóp da cho đúng phương pháp.
Dùng các kem chống rạn da uy tín sẽ giúp giải quyết cho bạn về vấn đề này. Nhưng hãy lưu ý chúng vì có thể làm da bụng, mông, đùi của bạn trở nên xấu đi nếu dùng sai kem.
Cách chăm sóc chân bà bầu khi mang thai
Cơn thai nghén cũng thường gây nên tĩnh mạch trướng ở chân hoặc làm cho chứng bịnh này nặng thêm. Sở dĩ bị vậy là vì các tĩnh mạch ở chân có nhiệm vụ đem huyết trở về hệ tuần hoàn chung bị tăng thêm áp lực ở vùng xương chậu.
Những bộ phận kiểm soát tự động trong tĩnh mạch thường dùng để bảo vệ vách tĩnh mạch khỏi giãn ra bị mất sức lần, và chứng tĩnh mạch trướng phát hiện lân trong im lặng. Bây giờ bạn phải làm sao để tránh chứng bệnh này?
3 Cách giúp đôi chân bà bầu khỏe mạnh hơn
1. Không nên đứng lâu vì bạn càng đứng lâu chừng nào áp lực trên tĩnh mạch càng nặng thêm chừng nấy. Đi bộ giúp cho máu ở chân trở về tim dễ dàng hơn.
2. Mỗi ngày nên vài lần nằm nghỉ chừng 10 phút, hai chân nâng cao hơn thân mình. Cách này để máu chảy xuống khỏi hai chân.
3. Nếu bạn để ý thấy có lộ tĩnh mạch trướng nên tìm mua một đôi vớ (bít tất cao ống), có sức giãn khá, để dùng. Những tĩnh mạch trướng còn nhỏ có thể được đỡ rất nhiều bằng cách dùng vớ nylon.
Trên đây là một số cách chăm sóc ngực, bụng, và chân khi mang thai sẽ giúp ích cho những ai chuẩn bị làm mẹ mới có một kiến thức và sức khỏe dồi dào.
Xem thêm Blog
Chăm sóc vệ sinh cá nhân cho bà bầu khi mang thai