Bà bầu có nên ăn hải sản không? Đây là một câu hỏi thắc mắc của rất nhiều chị em đang mang bầu. Hải sản vừa ngon miệng lại vừa tốt cho sức khỏe nhưng chưa chắc là món ăn an toàn dành cho bà bầu khi dùng nhiều.
Hải sản vốn chứa nhiều thành phần dinh dưỡng bao gồm protein, canxi, omega 3 (chất béo không no), đạm và nhiều khoáng chất khác.
Mà khi mang thai, thai phụ rất cần nguồn dinh dưỡng trên để giúp thai nhi phát triển và bản thân khỏe mạnh. Chính vì thế, hải sản vốn dĩ là nguồn dinh dưỡng tuyệt vời dành cho các chị em đang mang bầu.
Vậy bà bầu có nên ăn hải sản không?
Bà bầu vẫn có thể ăn hải sản nhưng phải có ăn theo chế độ khoa học để đảm bảo thai nhi không xảy ra tình trạng nguy hiểm.
Trong đó, chị em đang mang thai 3 tháng đầu phải kiêng ăn hải sản và cả chị em đang mang thai 1 tháng cuối cũng cần hạn chế ăn.
Bởi lẽ, nếu ăn hải sản vào 2 thời điểm trên, thai phụ ở 3 tháng đầu sẽ dễ bị sảy thai còn thai phụ ở tháng cuối thường dễ bị sinh non.
Ngoài ra, bà bầu khi ăn hải sản cũng không nên dùng quá nhiều. Đặc biệt, các mẹ nào có cơ địa mẫn cảm thì cần ăn chầm chậm để xem cơ thể có phản ứng kích thích hay bị dị ứng không.
Cẩn thận hơn, người mẹ nhạy cảm có thể không ăn hải sản nữa và dùng các thực phẩm khác để bù dinh dưỡng vào.
Một số loại hải sản mà bà bầu cần hạn chế và tránh xa
Hầu hết hải sản đều chứa thủy ngân dù ít hoặc nhiều. Thủy ngân lại vô cùng độc hại, một khi tích tụ vào trong cơ thể sẽ chuyển thành Methylmercury – một hợp chất làm hệ thần kinh và não bộ của thai nhi chậm phát triển, cũng có tác động cực xấu lên trẻ sơ sinh.
Đối với hải sản thì bà bầu hạn chế ăn các loại cá to, bởi vì trong cá to hàm lường thủy ngân sẽ được tích tụ nhiều hơn do chúng hấp thụ nhiều thức ăn đồng thời ăn thịt những loại cá con sẽ tích tụ dần ngày nhiều hơn.
Những nghiên cứu chỉ ra rằng những thai phụ vô tình ăn phải các loại hải sản bị nhiễm thủy ngân thì sẽ làm cho hệ não bộ của thai nhi kém đi, ảnh hưởng đến sự phát triển sau này của chúng.
Vì thế, tùy vào từng loại hải sản mà chúng ta cần nên tránh. Đặc biệt là bà bầu nên hạn chế và không nên ăn các loại cá như cá hồi, cá lát, cá ngừ, các kiếm, cá mập, cá thu, cá kình, …
Tránh ăn các loại sushi, sashimi, hải sản đông lạnh, tránh ăn hải sản sống tái ( như kèm mù tạt, ớt sốt, chanh,….). Bà bầu nên ăn các loại hải sản chứa nhiều canxi như (tôm, cua, ghẹ).
Nhìn chung, trong 3 tháng đầu tiên và 1 tháng cuối cùng, mẹ bầu cần cẩn trọng khi ăn hải sản. Vì thời gian này rất nhạy cảm, nên cần được bác sĩ tư vấn kỹ lưỡng.
Ngoài những thời gian nguy hiểm đó, các mẹ có thể ăn theo ý thích nhưng phải cân đối chế độ dinh dưỡng và tuyệt đối không được dùng những loại hải sản tái sống, chưa được nấu chín kỹ càng.
Vì những thực phẩm sống, tái thường ẩn chứa các ký sinh trùng độc hại dễ dẫn đến tình trạng sảy thai, thai nhi chết lưu hoặc ảnh hưởng đến sức khỏe của người mẹ.
Theo nghiên cứu của Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) thì bà bầu nên ăn hải sản 2-3 lần / tuần. Trong 1 tuần bà bầu không được ăn quá 300 gram hải sản và chỉ nên ăn từ 200 – 230 gram thịt hải sản mỗi tuần.
Một số lưu ý cho bà bầu khi ăn hải sản
Hãy chọn hải sản cho bà bầu có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, chọn hải sản sạch, chế biến sạch, tươi.
Vệ sinh diệt khuẩn sạch các đồ dùng nhà bếp khi trước và sau khi chế biến hải sản, các loại thớt dùng để thái nên dùng riêng, thực phẩm chín cần dùng riêng thớt khô, sạch.
Bảo quản thực phẩm khi ăn dư thừa trong tủ lạnh chỉ với nhiệt độ 4oC.
Không ăn các thực phẩm ở nhiệt độ phòng quá 2 tiếng sau khi nguội.
Rửa tay và vệ sinh sạch sẽ các đồ dùng trước khi ăn và sau khi ăn.
Cuối cùng, chị em đang mang thai phải luôn ghi nhớ đa dạng thực đơn mỗi ngày để nguồn dinh dưỡng không bị thiếu cũng không quá thừa thãi.
Trên đây là bài chia sẻ về bà bầu có nên ăn ăn hải sản không đã giải tỏa được phần nào nghi ngờ cho các chị em đang lâm bồn rồi. Chúc các bạn có một sức khỏe tốt, vượt cạn thành công.