10 Nguyên nhân đau bụng kinh nguyệt cần biết khỏi nhầm lẫn

Nguyên nhân đau bụng kinh nguyệt là hiện tượng mà hầu hết chị em nào cũng gặp phải trong mỗi chu kỳ hành kinh của mình gây ra. Tuy nhiên mức độ đau thường không giống nhau giữa các trường hợp, có bạn chỉ hơi đau nhâm nhẩm trong ngày đầu nhưng cũng có những bạn đau dữ dội cả trước, trong và sau chu kỳ hành kinh.

Đau bụng kinh làm xáo trộn những sinh hoạt thường ngày của người phụ nữ, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và tâm lý của họ.

Vậy đâu là nguyên nhân dẫn tới đau bụng kinh nguyệt, bài viết sau sẽ giúp chị em có câu trả lời cho mình.

10 Nguyên nhân dẫn tới đau bụng kinh nguyệt

1. Đau bụng kinh nguyệt do tâm lý:

Trong thời kỳ hành kinh, việc chị em quá căng thẳng, áp lực, mệt mỏi sẽ rất dễ bị đau bụng khi hành kinh.

Ngoài ra tâm lý lo sợ khi đến ngày hành kinh cũng khiến cơ thể tự động tiết ra chất Hormone Prostaglandin, chất này gây kích thích tử khiến tử cung tăng cường co bóp gây ra đau bụng dữ dội.

2. Do Chế độ dinh dưỡng không hợp lý:

Trước và trong những ngày hành kinh nếu chị em ăn quá nhiều đồ ăn lạnh, đồ chua, khó tiêu, không hợp bụng… thì rất dễ bị đau bụng khi hành kinh. Chính vì vậy các chuyên gia thường khuyên chị em nên ăn uống nhẹ nhàng, ấm bụng, dễ tiêu trong những ngày này.

3. Do vận động quá mạnh:

Trong những ngày sắp hành kinh, nếu nữ giới vận động quá mạnh sẽ có nguy cơ cao bị đau bụng khi hành kinh.

4. Do Nội tiết tố:

Nhiều chị em bẩm sinh có lượng hormone Prostaglandin trong cơ thể cao hơn những người khác thường bị đau bụng khi đến chu kỳ kinh nguyệt. Nguyên nhân là Prostaglandin là chất kích thích gây sự co bóp tử cung mạnh.

5. Do yếu tố di truyền:

Thông thường, cấu tạo cơ quan sinh dục của con gái rất giống với mẹ ruột của mình. Vì vậy nếu mẹ của bạn bị đau bụng khi hành kinh thì khả năng rất cao bạn cũng có hiện tượng tương tự.

6. Lỗ màng trinh quá bé hoặc màng trinh bịt kín âm đạo:

Ở màng trinh của nữ giới có một lỗ nhỏ để máu kinh hàng tháng đi qua. Chính vì vậy việc lỗ màng trinh quá bé hay màng trinh bịt kín âm đạo cũng là nguyên nhân dẫn tới đau bụng kinh nguyệt

Tuy nhiên một số trường hợp do cấu tạo bẩm sinh lỗ màng trinh quá bé, không có hoặc do quá trình tiểu phẫu bác sĩ đã vá màng trinh quá kín khiến kinh nguyệt bị tắc lại trong âm đạo, không thể ra ngoài được gây ra tình trạng ứ đọng khí huyết, dẫn đến chứng đau bụng khi hành kinh.

Đau bụng kinh do vị trí của tử cung bất bình thường: Một số chị em do tử cung nằm quá ngả về phía trước hoặc sau gây cản trở cho sự lưu thông của máu kinh.

Chính vì vậy tử cung phải tăng cường co bóp để đẩy máu kinh ra ngoài khiến họ bị đau bụng dữ dội trong chu kì.

7. Đau bụng kinh do cổ tử cung quá hẹp:

Cũng tương tự như nguyên nhân trên, việc cổ tử cung có cấu tạo quá hẹp sẽ khiến máu kinh lưu thông chậm, có hiện tượng bị tắc nghẽn lại ở cổ tử cung.

Vì vậy tử cung phải tăng sự co thắt để tạo lực tống máu kinh ra âm đạo, gây ra các cơn đau bụng dữ dội.

8. Mới dậy thì dễ bị đau bụng kinh:

Các bạn gái mới dậy thì thường bị đau bụng kinh trong khoảng 2-3 năm đầu, nguyên nhân là do khi này cơ quan sinh dục chưa thực sự hoàn thiện khiến việc lưu thông khí huyết gặp nhiều trở ngại.

9. Lạc nội mạc tử cung:

Đây là hiện tượng lớp lót bên trong tử cung vốn phải nằm trong tử cung nhưng chúng lại “đi lạc” ra khỏi tử cung và phát triển ở bên ngoài.

Khi đến chu kỳ kinh nguyệt, tử cung sẽ tăng cường co bóp để đẩy lớp lạc nội mạc tử cung ra ngoài nhưng do chúng không nằm trong tử cung nên quy trình này sẽ gặp rất nhiều khó khăn, nội mạc tử cung bị mắc kẹt lại trong vùng chậu gây ra các cơn co thắt mạnh khiến nữ giới đau bụng dữ dội.

10. Do mắc các bệnh phụ khoa:

Ngoài lạc nội mạc tử cung, đau bụng khi hành kinh còn là dấu hiệu của rất nhiều bệnh lý phụ khoa khác như u xơ cổ tử cung, viêm vùng chậu, u nang cơ tử cung, viêm tử cung… nên chị em cần hết sức lưu ý.

Xem thêm
Bệnh viêm âm đạo: Biểu hiện – Nguyên nhân – Cách điều trị
Chậm kinh bao lâu thì biết có thai?


Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *